Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

Còn con gái cũng mắc bệnh phụ nữ?

Normal

0


false

false

false


MicrosoftInternetExplorer4


… như hay gãi “chỗ ấy” một cách thoải mái. Mới đây, mẹ

cháu cho tôi biết: khi giặt đồ lót của cháu thấy có nhiều bợn màu vàng bám ở

đáy quần, giống huyết trắng của bệnh phụ nữ và có mùi hôi. Tôi rất bất ngờ. Làm

sao cháu nhà tôi còn con gái mà lại mắc bệnh của phụ nữ? Cháu có giấu giếm

chúng tôi điều gì không? Tôi làm cách nào để bảo vệ con? (Trần Văn N., Biên Hòa, Đồng Nai)


Gửi anh chị N.




Gửi anh chị N.



Anh chị đã đúng khi đoán con gái bị mắc bệnh phụ nữ.

Chuyện một thiếu nữ, thậm chí một bé gái đang học lớp mẫu giáo hoặc đang

còn ẵm ngửa bị mắc bệnh phụ khoa chẳng có gì là… tày trời cả, nhưng cũng không

phải kém phần quan trọng. Mỗi người nữ, trong suốt đời mình, đều có thể

mắc bệnh phụ khoa và bị ảnh hưởng đến đời sống, công việc, thói quen, sinh

hoạt hàng ngày (bệnh gây đau đớn khó chịu, tốn kém thì giờ và tiền bạc để

chạy chữa, sinh ra những mặc cảm không đáng có, nếu không điều trị dứt hẳn có

thể dẫn đến hiếm muộn hoặc vô sinh).



Con gái anh chị đang bước vào tuổi dậy thì. Cơ quan sinh

dục ở thời kỳ này có đặc điểm hơi khác với phụ nữ tuổi sinh sản là hoạt động

nội tiết của buồng trứng chưa nhiều, vì vậy mà thiếu các rào chắn sinh lý giúp

ngăn cản nhiễm trùng (chưa có lông mu, cấu tạo cơ quan sinh dục ngoài chưa

phát triển, màng trinh và biểu mô âm đạo mỏng, cửa mình nằm gần với hậu môn

làm các mầm bệnh chứa trong phân dễ lây nhiễm sang âm đạo). Ngoài ra, âm đạo

có độ pH trung tính và thiếu các kháng thể bảo vệ là yếu tố thuận lợi cho vi

trùng phát triển. Những lý do này đi đôi với vệ sinh kém dễ gây viêm âm hộ, âm

đạo ở các bé gái.



Dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh là huyết trắng (hay còn

gọi là khí hư) kèm theo ngứa, rát, đau, đỏ vùng âm hộ. Tùy từng tác nhân gây

bệnh, lượng huyết trắng có thể nhiều hay ít, màu vàng, màu xanh, lợn cợn như

váng sữa hoặc có nhiều bọt, đôi khi lẫn chút máu, mùi tanh hôi khó chịu.

Bệnh có hai dạng: viêm không đặc hiệu và đặc hiệu. Viêm âm hộ, âm đạo đặc hiệu

do các tác nhân như nấm, virus, vi trùng, ký sinh trùng hoặc không do nhiễm

trùng như bệnh vảy nến, lichen sclerosus, viêm da tiết bã. Thầy thuốc chẩn

đoán bằng cách thăm khám, tìm kiếm xem có dị vật ở bên trong hay không, làm

các xét nghiệm soi, cấy huyết trắng tìm vi trùng, nấm… Gần 80% trường hợp còn

lại là viêm không đặc hiệu, do da của người nữ bị kích ứng với một số hóa chất

trong xà phòng, sữa tắm, băng vệ sinh, nước hoa, các chất tạo bọt, hương thơm

trong nước tắm hoặc do mặc quần lót quá chật bằng loại vải ít thấm hút gây ẩm

ướt hoặc vệ sinh kém.



Anh chị nên đưa cháu đến thầy thuốc phụ khoa để khám, sau

đó hãy xác định và loại trừ các lý do nghi ngờ gây kích ứng. Có thể khắc phục

“động tác khó coi” của cháu bằng cách bôi kem chứa oxid kẽm để giảm ngứa

ngáy. Khuyên cháu sử dụng sữa tắm ít kiềm, tắm xong nên lau khô mình bằng khăn

bông mềm, không nên chà mạnh vùng kín. Tránh mặc quần lót chật hay ẩm ướt,

nhất là trong những ngày hè nắng nóng, nên chọn quần lót màu trắng may bằng

loại vải dễ thấm hút, để dễ theo dõi sự đổi màu của huyết trắng nếu bị viêm

nhiễm phụ khoa. Điều quan trọng là anh chị cần hướng dẫn con biết cách giữ vệ

sinh sau mỗi lần đi tiêu tiểu, tốt nhất nên dùng xà bông và vòi sen rửa sau mỗi

lần đi tiêu, khi hành kinh nên thay băng vệ sinh ít nhất bốn-năm giờ/lần.

Khuyến khích cháu tham gia các hoạt động thể chất giúp cơ thể khỏe mạnh,

cân đối, ít bệnh tật và rèn những kỹ năng cần thiết của một cô gái trưởng

thành.



Theo Bác sĩ Hoa Tiêu
PNO




/* Style Definitions */

table.MsoNormalTable

{mso-style-name:”Table Normal”;

mso-tstyle-rowband-size:0;

mso-tstyle-colband-size:0;

mso-style-noshow:yes;

mso-style-parent:”";

mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;

mso-para-margin:0cm;

mso-para-margin-bottom:.0001pt;

mso-pagination:widow-orphan;

font-size:10.0pt;

font-family:”Times New Roman”;

mso-ansi-language:

mso-fareast-language:

mso-bidi-language:}


Bình luận về bài viết:


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét