Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

Nhà hàng chỉ tuyển tiếp viên còn... trinh

Thấy thông tin nhà hàng cần tuyển nhân viên phục vụ, Q. nộp hồ sơ xin việc. Nhưng khi nghe chủ nhà hàng hỏi “em còn trinh không?” thì Q. choáng váng mặt mày.


Cuộc phỏng vấn kỳ lạ


Vừa tốt nghiệp ngành thiết kế thời trang ở một trường đại học tại Hà Nội, Q. xin vào làm việc trong một công ty thiết kế áo cưới. Nhưng theo yêu cầu của công ty, Q. phải vào làm cho chi nhánh tại Tp.HCM. Sau hơn nửa năm làm việc, công ty của Q. rơi vào khủng hoảng kinh tế buộc phải giải thể. Để tiếp tục trụ lại ở Sài Gòn, Q. lên mạng tìm việc làm.


Q. đọc được thông tin một nhà hàng đang cần nhân viên phục vụ với yêu cầu cao 1,m65 trở lên, ngoại hình đẹp, tuổi từ 18 – 25, lương cao. Thấy mình có nước da trắng mịn và cao gần 1,7m, nên Q. tự tin gọi đến nhà hàng.




Mỗi địa điểm có hàng chục tiếp viên ăn mặc thiếu vải
Mỗi địa điểm có hàng chục tiếp viên ăn mặc thiếu vải

Trao đổi qua điện thoại, chủ nhà hàng hẹn Q. tới một căn nhà trên đườngLê Lai, Q.1 để phỏng vấn sau 18h chiều. Tìm đến đúng địa chỉ hẹn gặp, Q. cứ đi tới đi lui để tìm nhà hàng kiểu Hàn Quốc như thông tin tuyển dụng, thì một phụ nữ ăn mặc quý phái khoảng 30 tuổi bước ra gọi Q. vào căn nhà 5 tầng.


Q. thắc mắc nên hỏi người này là nhà hàng Hàn Quốc sao không thấy bàn ghế, thức ăn, nhân viên phục vụ? Chủ nhà hàng không trả lời mà nói tiếp viên phục vụ ở đây lương rất cao. Thu nhập trung bình mỗi người từ 30 – 40 triệu đồng/tháng, vì đa số khách hàng là người Hàn Quốc.


Trong lúc Q. đang suy nghĩ không biết thực hư câu chuyện thì người phụ nữ này tiếp tục hỏi Q. quê quán, trình độ, hoàn cảnh kinh tế gia đình, người yêu. Và câu hỏi làm Q. sốc nhất là cô còn trinh không. Choáng váng trước câu hỏi của chủ nhà hàng, Q. không đủ bình tĩnh nên bật dậy chạy ra ngoài.


Vì tò mò không biết nhà hàng này hoạt động như thế nào nên vài ngày sau, Q. quay lại đây để tìm hiểu thêm thì được biết thường mở cửa vào lúc chập tối. Sau đó thì có hàng chục tiếp viên nữ, cao ráo, trang điểm, ăn mặc đẹp đi xe tay ga tới. Còn bên ngoài luôn có hàng chục thanh niên đứng canh cửa.


Thi thoảng lại có nhóm 3 – 4 người đàn ông nước ngoài đi vào trong. Nhưng điều đặc biệt là các phòng của tòa nhà không bao giờ thấy ánh điện. Lúc này Q. mới có câu trả lời chính xác đây không phải là nhà hàng cần nhân viên phục vụ ăn uống như thông tin đăng tuyển trên mạng.


Bí mật bên trong những nhà hàng không bếp


Dạo một vòng quanh các tuyến đường Bùi Đình Túy, Chu Văn An, D5(Q.Bình Thạnh); Phan Đăng Lưu (Q.Phú Nhuận) chúng tôi thấy hàng chục nhà hàng phô trương chuyên phục vụ các món ăn Âu – Á, nhưng bên trong thì không có bất kỳ một món ăn nào mang hương vị ẩm thực như quảng cáo mà chỉ toàn là những tiếp viên ăn mặc mát mẻ, hở trên, hở dưới, không mặc đồ lót tiếp khách.


Điểm khác biệt ở hệ thống “nhà hàng” Âu – Á này thường là một căn nhà rộng chừng 4m2, có 3 – 4 lầu. Lầu trệt thường được ngăn đôi, phía trước làm bãi để xe, bên trong là bếp. Gọi là bếp nhưng căn phòng này bao giờ tối om, vì hiếm khi được sử dụng, và không bao giờ có nguyên liệu chế biến món ăn. Các phòng bên trên được thiết kế để hát karaoke. Hầu hết là karaoke hoạt động không phép.



Trong cùng một hệ thống “nhà hàng” rải khắp các tuyến đường ở Sài Gòn, có hàng trăm tiếp viên. Trung bình có 25 – 30 tiếp viên/nhà hàng, tuổi đời từ 18 – 25. Thậm chí có cả tiếp viên đang trong độ tuổi vị thành niên.


Để mang lại cảm giác mới lạ cho khách, bao giờ chủ nhà hàng cũng trao đổi các “đào” cho nhau, nên các tiếp viên ở nhà hàng này thường chạy show. Điều đặc biệt ở các “nhà hàng”  này là không bao giờ để mất lòng khách, khách yêu cầu gì là có đó, kể cả chuyện bán dâm tại chỗ.


Theo Khánh Trung
Zing/Infonet


Bình luận về bài viết:


Người dân Hà Nội cũng lo với bún 'phát sáng'

Sự cố bún chứa chất làm trắng huỳnh quang (tiponal) được phát hiện tại Tp. HCM trong những ngày qua đã gây ra hiệu ứng “dây chuyền”. Ở Hà Nội, dù kết quả kiểm nghiệm cho thấy chưa phát hiện chất này trong bún nhưng người tiêu dùng chưa thể yên tâm.


Lượng bán sụt nhẹ


Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Việt Cường, Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết, cách đây hơn 2 tuần, Hà Nội cũng đã công bố quả kiểm nghiệm chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm đối với mặt hàng bún trên địa bàn thành phố.


Theo đó, các mẫu bún đã được lấy ngẫu nhiên tại 7 chợ ở nội thành Hà Nội, bao gồm các chợ Ngụy Như Kon Tum (quận Thanh Xuân), chợ Thanh Xuân Bắc (quận Thanh Xuân), chợ Triều Khúc (huyện Thanh Trì), chợThành Công (quận Ba Đình), chợ Ngọc Hà (quận Ba Đình), chợ Trung Hòa (quận Cầu Giấy), chợ Láng Hạ (quận Đống Đa).




bún; chất phát sáng
Bún ở Hà Nội chưa phát hiện chất làm trắng tiponal – (Ảnh: C.Q)

“Kết quả cho thấy các mẫu này đều đảm bảo an toàn. Cả 7/7 mẫu được kiểm nghiệm không phát hiện chứa chất làm trắng huỳnh quang (tinopal), không sử dụng chất bảo quản, không sử dụng hàn the và phooc-mon”, ông Cường cho hay.


Một đợt kiểm tra khác lại tiếp tục được triển khai trong tháng 7 với 17 mẫu bún và bánh phở khác.


Kết quả cũng cho thấy các sản phẩm không chứa chất làm trắng tiponal như đã phát hiện ở Tp. HCM.


Các địa điểm được lấy mẫu bún để kiểm tra đều là các chợ dân sinh lớn trên địa bàn Thủ đô, trải đều khắp các quận có mật độ dân cư cao.


Tuy nhiên, kết quả này cũng chưa đủ sức để trấn an người tiêu dùng, đặc biệt là khi thông tin bún ở Tp. HCM chứa chất độc hại được đưa trên các phương tiện truyền thông đại chúng.


Theo một tiểu thương bán bún ở chợ Thành Công (Hà Nội), lượng bán bún trong thời gian qua có dấu hiệu sụt giảm nhẹ.


Thay vì bán được 50 kg bún mỗi chiều thì hiện nay lượng này giảm còn khoảng 40 kg. Các quầy bán đồ ăn chín cũng bị tác động khi mà người dân chuyển sang dùng miến, bánh đa, hạn chế dùng bún.


Lý giải điều trên, tiểu thương này cho biết người dân hiện đang cảnh giác với các thông tin về bún.


Trước đó, lực lượng thanh tra cũng đã đến lấy mẫu bún của bà để kiểm tra và kết quả là không phát hiện chất độc hại.


“Nhưng bây giờ người ta mất lòng tin nhiều vào thực phẩm, ăn gì cũng sợ chất độc”, bà nói.


Nói về kết quả kiểm nghiệm bún, bánh phở tại Hà Nội, chị Tiến, một người bán bún lâu năm ở chợ Vũ Thạnh (quận Đống Đa) lí giải: Người Hà Nội không thích bún trắng nõn và khá tinh tường khi mua bún (do đây là mặt hàng quen thuộc).


Ngoài việc xem xét chất lượng bún qua hình thức, bằng mắt thường (như độ to của sợi, độ kết dính, độ dẻo, khô) thì người mua cũng không “chuộng” bún quá trắng.


Hoang mang vì ăn gì cũng sợ độc


Chị Hoa, trú tại quận Ba Đình (Hà Nội) cho biết chị có cảm giác thực phẩm bẩn đang “bủa vây” lấy đời sống người dân, khi mà đâu đâu cũng phát hiện sự việc vi phạm, thực phẩm nào cũng chứa chất cấm có khả năng gây ung thư. Bản thân chị cũng không biết ăn gì cho an tòan.


“Tôi thường mua hàng ở chỗ người quen hoặc người nào bán lâu năm, có uy tín. Như vậy có thể cũng chỉ là giải pháp tâm lí vì thực chất mình cũng không biết họ lấy hàng từ đâu. Từ ngày có thông tin bún có chứa chất làm trắng, chất bảo quản, tôi hầu như không mua mà chuyển qua dùng mì gạo mỗi khi cần”, chị nói.




bún; chất phát sáng
Sau tin bún nhiễm độc tại Tp. HCM, lượng khách giảm trên 50% - (Ảnh: Đinh Tuấn)

Theo chị, có những loại thực phẩm biết là có chứa chất độc hại nhưng vẫn phải ăn vì không biết phải mua thực phẩm an toàn ở đâu, vì ngay cả đồ trong siêu thị cũng bị phát hiện sai phạm.


Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Việt Cường cho biết trong thời gian tới, ngoài bún, bánh phở ra, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố sẽ tiếp tục kiểm tra, lấy mẫu các mặt hàng thực phẩm chín khác tại các chợ để kiểm nghiệm.


Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cũng đã thúc giục các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng bún, bánh canh, bánh phở tươi.


Bình luận về bài viết:


Phát hiện mực khô kéo giãn như dây thun

Trong hai ngày 29 và 30/7, Đội Quản lý thị trường số 3 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tiến hành kiểm tra các ki ốt bán thực phẩm mực khô xé sợi tại Trung tâm thương mại Bà Rịa (TP.Bà Rịa).



Phát hiện mực khô kéo dài như dây thunSợi mực được kéo dài nhưng không bị đứt – Ảnh: Nguyễn Long

Sở dĩ có đợt kiểm tra này là trước đó du khách Lê Đức Hoàng (ngụ Q.Phú Nhuận, Tp. HCM) phản ánh về chất lượng mực khô xé sợi với cơ quan chức năng. Trao đổi qua điện thoại với PV, anh Hoàng cho biết: “Mới đây, tôi đi du lịch ở Vũng Tàu, trên đường về lại Tp. HCM thì xe ghé vào Trung tâm thương mại Bà Rịa để khách mua sắm.


Tôi được tài xế mời ăn mực khô xé sợi mua tại đây. Do khi ăn vào chỉ cảm thấy ngọt, ngon, dai và thơm mùi gia vị chứ không có mùi mực, nên tôi nghi ngờ là mực giả. Tôi đến ki ốt mà lái xe chỉ để mua nửa ký mang về, đốt thử thì loại mực này rất dễ bắt lửa, cháy có màu đen tuyền và hôi như đốt bao ni lông. Tôi đã phản ánh việc này đến một lãnh đạo UBND TP.Bà Rịa để kiểm tra vụ việc”.


Lấy từ chợ Bình Điền ?


Trong buổi sáng 30/7, tại các ki ốt kinh doanh loại mực khô xé sợi, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 kiểm tra và lập biên bản để tiêu hủy loại mực này do người bán không xuất trình được nguồn gốc, xuất xứ. Quan sát bằng mắt thường, loại mực này có màu hồng nhạt, nếm thử có vị ngọt, dai… Khi lực lượng chức năng tiêu hủy bằng cách ngâm vào nước xà phòng thì sợi mực từ từ bủng ra, có thể cầm kéo dài như dây thun, gấp 2 – 3 lần so với ban đầu.


Ông Thái Hồng Quân, Đội trưởng Đội QLTT số 3, trong hai ngày 29 và 30/7 đoàn đã lập biên bản 13 ki ốt kinh doanh mặt hàng mực khô xé sợi và tiêu hủy hơn 20 kg. Khi kiểm tra, có ki ốt đã bán hết loại mực này, chỉ còn 200 gr.


Loại mực này xuất xứ từ đâu? ChịTrần Thị Thu Hồng (chủ ki ốt mắm ruốc Ngọc Thơm tại Trung tâm thương mại Bà Rịa) cho biết: “Nghe những người bán hàng trong chợ nói có loại mực khô xé sợi giá rẻ nhưng lại thơm, ngon, ngọt… nên tôi mua về bán. Thông qua bạn hàng, tôi gọi cho một người phụ nữ tên cô Hai ở chợ Bình Điền (Tp. HCM) để lấy hàng với giá 180.000 đồng/kg và bán lại 220.000 đồng/kg. Mỗi lần gọi đặt hàng, họ đưa về cho tôi một bọc ni lông 5 kg”.


Trong khi đó, đa số các tiểu thương khác cho biết họ lấy mực khô xé sợi từ một người đàn ông mang đến Trung tâm thương mại Bà Rịa, với giá 185.000 đồng/kg và “bán rất chạy vì du khách rất thích loại mực này”.


Theo ông Thái Hồng Quân, Đội trưởng Đội QLTT số 3, do hàng hóa không có chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ nên khi phát hiện thì xử lý bằng cách tiêu hủy tại chỗ kết hợp nhắc nhở bà con tiểu thương không kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc.


Theo Nguyễn Long – Thành Tín
Thanh niên


Bình luận về bài viết:


Đạo tặc 'phù thủy' bắt trộm cá sấu như chó con

Cá sấu là loài động vật hung dữ, được ví như “hung thần dưới nước” hay “kẻ săn mồi máu lạnh”. Thế nhưng trong một vụ trộm hi hữu vừa xảy ra giữa tháng 7 tại thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, 125 con cá sấu đã bị kẻ trộm hốt sạch chỉ trong 3 giờ đồng hồ. Chủ trại cá chỉ còn biết kêu trời trước sự liều lĩnh cũng như thủ đoạn “quái chiêu” của bọn trộm.


Thủ đoạn “khó đỡ” làm cá sấu bất tỉnh rồi bế đi như chó con


Vụ trộm xảy ra tại trại nuôi cá sấu của ông Bùi Trung Thu, một doanh nhân hiện đang sinh sống tại Tp. HCM. Anh Nguyễn Duy Tuyên (SN 1982), người phụ trách kỹ thuật, cũng là người chăm sóc, chịu trách nhiệm trông coi bầy cá thất thần kể lại sư việc như sau:


Tối ngày 11/7, như mọi ngày bình thường khác, sau khi cho cá ăn xong xuôi, anh tranh thủ đi một vòng xung quanh khu vực chuồng trại để kiểm tra. Theo dõi một lúc, thấy đàn cá vẫn bình thường, không có gì khác lạ, hai bên cửa chuồng nơi cho ăn vẫn khóa chốt cẩn thận, anh mới yên tâm lên nhà trên ngủ.


Đến khoảng 2g sáng, nghe tiếng chó sủa râm ran, anh Tuyên tỉnh dậy soi đèn thử một vòng quanh nhà không thấy có gì khả nghi. Nghĩ rằng lũ chó bị đánh động bởi những người đi bán rau sớm, nên anh Tuyên về phòng tiếp tục đi ngủ.




Chỉ còn vài con cá sấu lưa thưa trong trang trại sau vụ trộm hi hữu
Chỉ còn vài con cá sấu lưa thưa trong trang trại sau vụ trộm hi hữu

Sáng hôm sau, khi vợ chồng anh ra hồ cho cá ăn thì mới phát hiện điều quái lạ cả hai chuồng cá đã vơi đi hơn nửa, chỉ còn lổm ngổm vài ba con trên bờ. Nhận thấy nhiều dấu hiệu bất thường, anh Tuyên hoảng hốt cùng người nhà kiểm tra kĩ thì thấy ở mé sau hàng rào sắt B40 cao hơn 5m, phía trên tường bao xung quanh trại đã bị cắt một đoạn dài, chiều rộng đủ cho một người chui vào. Kiểm tra thêm nhiều nơi, mọi người phát hiện ra một số đoạn dây vải đủ loại còn vứt lại vương vãi quanh bức tường rào.


Anh Tuyên nhận định: “Có thể bọn trộm đã nhân lúc cá sấu tụ tập ngủ đêm dưới hồ, dùng máy kích điện để bắt. Cá sấu khi bị kích điện sẽ tạm thời “chết lâm sàng”, toàn thân tê liệt tự động nổi lên mặt nước”. Lúc này kẻ gian chỉ việc vớt cá lên dùng dây vải cột miệng từng con, đề phòng lúc cá tỉnh lại.


Khi đã cột dây vào mõm để lũ cá không thể gây nguy hiểm, chúng sẽ ôm cá sấu như chó con, tống vào bao tải tẩu tán ra ngoài.


Thường thì vào buổi tối, cá sấu thường tập trung ngủ dưới hồ nước nên việc chích điện để bắt cả một mẻ là việc dễ dàng. Hơn nữa, chỉ loại cá sấu lớn đã trưởng thành, nặng khoảng 30kg mới có khả năng tấn công khiến con người khó chống đỡ. Còn những con sấu bé vài tháng tuổi, trên dưới 10kg thường hiền lành, chậm chạp. Vả lại chúng được nuôi từ bé, cách ly hoàn toàn khỏi cá bố mẹ, khỏi cuộc sống hoang dã, nên tập tính săn mồi và tấn công phòng vệ gần như rất thấp.


Kế hoạch trộm cắp kín kẽ mang cả xe tải đi “ăn hàng”


Theo anh Tuyên, để làm được việc này, kẻ trộm phải đi theo nhóm vài ba người và nắm rõ đặc tính của cá sấu mới dám cả gan chui vào chuồng cá, trộm cả trăm con, nhất là chuồng phía bên ngoài, nơi nhốt các loại cá sấu đã trưởng thành.


Theo điều tra sơ bộ của công an thị trấn Long Hải, bọn trộm đã khoắng sạch hơn 100 con cá đang lớn nặng trên dưới 10kg và 25 con loại to 20kg sắp xuất chuồng. Tổng thiệt hại do vụ trộm gây ra lên tới 250 triệu đồng.


Tiếp xúc với phóng viên, một cán bộ công an cho biết khu vực chuồng trại nuôi cá sấu nằm trong một mảnh đất rộng khoảng 300m2, cách biệt với xung quanh, được xây dựng khép kín gồm cả ngôi nhà mà vợ chồng anh Tuyên đang ở.


Trong đó, hai chuồng cá sấu lại nằm phía sau nhà, được ngăn cách bằng một khoảng sân rộng để đảm bảo an toàn, tránh việc cá sấu sổng ra ngoài tấn công người. Bên ngoài trại cá là mảnh đất trống cỏ mọc um tùm, nên khó xác định dấu vết bọn đột nhập.


Điều không may cho chủ cá là chuồng cá khá rộng bị cách ly qua mấy lớp tường rào, bầy chó giữ nhà ban đêm lại nhốt phía sân trên, không thể vào được khu vực nuôi cá, vì thế bọn trộm đã hành động rất trót lọt.


Theo thông tin một số người dân sống gần trại cá cung cấp, khoảng chiều tối trước hôm xảy ra vụ trộm, họ nhìn thấy một chiếc xe tải loại nhỏ lởn vởn gần khu nuôi cá nhưng đến hôm sau thì không thấy đâu nữa. Lúc đầu những người dân này đều nghĩ đấy là xe chở thức ăn cung cấp cho trại cá nên không để ý. Cho đến khi sự việc diễn ra nhiều người mới nhớ đến và cho rằng nó là phương tiện bọn “đạo chích” dùng để “do thám” và sau đó tẩu tán chỗ cá sấu trộm được.


Người dân địa phương khi biết chuyện hết sức tò mò về hành tung kỳ lạ của đám đạo chích, táo tợn, ranh ma “thông thuộc đường đi nước bước”, dám ngang nhiên bẻ rào vào “hô biến” một lúc vài trăm con cá sấu nặng cả tấn chỉ trong vài giờ đồng hồ. Ngay khi sau sự việc xảy ra, nhận được tin trình báo, công an thị trấn Long Hải, cũng như công an huyện Long Điền đã nhanh chóng vào cuộc để điều tra, tung lực lượng truy bắt nhóm trộm, ngăn chặn nguy cơ để sổng hàng trăm con cá sấu nguy hiểm ra ngoài.


Theo Xa lộ pháp luật


Bình luận về bài viết:


Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

Đột nhập 'đại bản doanh' buôn đỉa

Từ thông tin người dân tỉnh Vĩnh Phúc đổ xô đi bắt đỉa bán với giá gần 1 triệu đồng/kg, chúng tôi đã tìm đến thôn Giáp Giang và Đông Hội, xã Đại Đình (Tam Đảo, Vĩnh Phúc). Đây là hai thôn có số lượng người bắt và buôn đỉa rất lớn tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.


Nhà nhà rủ nhau đi bắt đỉa


Trong vai thương lái muốn về mua đỉa, chúng tôi được anh Bình (một người dân địa phương) nhiệt tình giới thiệu: Việc buôn bán đỉa của người dân diễn ra cách đây khoảng 2 – 3 năm, nhưng rộ lên nhất là một tháng trở lại đây do có một số thương lái trực tiếp về đặt hàng mua đỉa với giá 600 – 700.000 đồng/kg.


Một số hộ ở đây sẵn sàng bỏ vốn ra làm đầu mối thu mua. Sau khi nhập đủ hàng, họ sẽ mang xuống ngã tư Nội Bài (Hà Nội) gửi xe lên cửa khẩuLạng Sơn để bán hàng sang Trung Quốc. “Gia đình tôi không đi bắt nhưng các gia đình xung quanh đây đi bắt nhiều lắm. Nhà nào nhiều cũng bắt được 1 kg/ngày, nhà ít cũng được 5 – 7 lạng/ngày. Các anh, chị muốn biết cảnh mua bán thế nào thì cứ ra quán nước phía giữa thôn, chiều nào họ đi bắt đỉa về cũng bán ở đấy“, anh Bình nói thêm.


Chúng tôi quyết định bám theo một trong số những tay săn đỉa để tìm hiểu thông tin. Anh Hoàng Văn Ba (thôn Đông Hội, Đại Đình, Tam Đảo, Vĩnh Phúc), một người đi săn đỉa, cho biết thời gian gần đây, có một số lái buôn từ nơi khác tới địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đặt thu mua đỉa với giá 600 – 700 đồng/kg.


Thấy lợi nhuận cao nên anh và một số người trong thôn nghỉ làm đi bắt đỉa bán. Ngày nào bắt nhiều cũng được khoảng 1 kg, ít thì cũng 7 – 8 lạng. Thu nhập lớn hơn nhiều so với lao động tự do. Địa điểm bắt đỉa thường là những cánh đồng hoang, quanh năm có nước ở các tỉnh: Phú Thọ, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Yên Bái…


Có người đi xa, phải dậy từ 2 – 3 giờ sáng để bắt đỉa. Đi sớm như vậy mới kịp giờ để chiều về bán cho thương lái tại địa phương. Mặc dù phải đi xa, vất vả nhưng thu nhập cao và ổn định nên chúng tôi không ngại“, anh Ba chia sẻ.




Hơn một tuần nay, những người lao động tự do đổ về bắt đỉa tại địa bàn thôn Viên (Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội).
Hơn một tuần nay, những người lao động tự do đổ về bắt đỉa tại địa bàn thôn Viên (Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội).


Mỗi người có thể bắt từ 5 lạng - 1 kg đỉa/ngày.
Mỗi người có thể bắt từ 5 lạng – 1 kg đỉa/ngày.

Theo chỉ dẫn của anh Ba, chúng tôi có mặt tại quán nước giữa thôn Đông Hội vào lúc 4g chiều. Từng nhóm 3 – 4 người đi xe máy, phía trước là những chiếc bao tải bên trong đựng đỉa. “Chị ơi, hôm nay trời mưa, em bắt được nhiều đỉa lắm”, một người trong nhóm nói với bà chủ quán nước.


Tuy nhiên, khi thấy chủ quán ra hiệu có sự xuất hiện của người lạ, mọi sự giao dịch được chuyển sang nói bằng tiếng dân tộc Sán Dìu (đa phần các hộ dân tại hai thôn Giáp Giang và Đông Hội đều là dân tộc Sán Dìu).


Địa điểm mua bán được di chuyển đến một ngọn đồi gần đó. Lúc này, người làm “giao liên” của việc mua bán là một cậu bé khoảng 14 tuổi. Thỉnh thoảng có vài tốp người đến bán đỉa nhưng được cậu bé này ra hiệu di chuyển lên đồi.


Trời càng về chiều, lượng người đổ về mua bán ngày một đông. Theo quan sát, trong khoảng 1 tiếng đồng hồ, hàng chục xe máy của các tay săn đỉa tới trao đổi, mua bán. Trung bình mỗi ngày thương lái tại đây thu gom được từ 8 – 10 kg đỉa.




Địa điểm bắt đỉa thường là những cánh đồng bỏ hoang, quanh năm ngập nước.
Địa điểm bắt đỉa thường là những cánh đồng bỏ hoang, quanh năm ngập nước.


Số đỉa này sẽ được đem bán cho thương lái với giá 600 - 700 nghìn đồng/kg.
Số đỉa này sẽ được đem bán cho thương lái với giá 600 – 700 nghìn đồng/kg.


Hai người bắt đỉa ra về sau khi bán đỉa cho lái buôn (Ảnh chụp tại thôn Giáp Giang, Đại Đình, Tam Đảo, Vĩnh Phúc).
Hai người bắt đỉa ra về sau khi bán đỉa cho lái buôn (Ảnh chụp tại thôn Giáp Giang, Đại Đình, Tam Đảo, Vĩnh Phúc).

Khi chúng tôi thắc mắc, đỉa không phải hàng quốc cấm sao phải buôn bán lén lút như vậy, anh Ba cho biết: “Mấy ngày gần đây, báo chí đưa tin nhiều về việc dân đổ xô bắt đỉa gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng tới hệ cân bằng sinh thái nên chính quyền xã ở đây cấm buôn bán. Chịu khó lén lút một chút, chứ không cẩn thận bị bắt được thì mất trắng”.


Tiếp tục có mặt tại thôn Giáp Giang, chúng tôi thấy cảnh mua bán tấp nập trong một con ngõ nhỏ. Chị Thảo (thôn Giáp Giang, Đại Đình) cho biết: “Mấy ngày hôm nay mưa, công việc của tôi cũng không có nhiều, may quá được mấy người trong thôn rủ đi bắt đỉa về bán vừa nhàn lại sẵn tiền nên tôi cũng đi bắt. Tuy nhiên, mấy ngày đầu còn bắt được tầm 1 kg/ngày, nhưng giờ nhiều người đi bắt quá nên cũng chẳng được bao nhiêu”.


Chính quyền lúng túng


Khảo sát của PV cho thấy, hầu hết những người dân đi bắt đỉa đều cho rằng họ bắt đỉa bán cho Trung Quốc để làm thuốc, và bắt đỉa cũng là tốt cho mùa màng. Tuy nhiên, khi được hỏi về người thu mua đỉa, những người này đều trả lời chỉ nghe người này bảo người kia, thấy có cơ hội kiếm tiền mà không mất vốn nên ai cũng tranh thủ tận dụng cơ hội. Nhiều gia đình sẵn sàng huy động vốn liếng làm đầu mối gom hàng.




Đại diện chính quyền UBND xã Cổ Nhuế (Từ Liêm, Hà Nội) đang làm việc với 6 người bắt đỉa trên địa bàn.
Đại diện chính quyền UBND xã Cổ Nhuế (Từ Liêm, Hà Nội) đang làm việc với 6 người bắt đỉa trên địa bàn.


Sau khi làm việc xong tại xã, những người tham gia bắt đỉa chuẩn bị ra về.
Sau khi làm việc xong tại xã, những người tham gia bắt đỉa chuẩn bị ra về.

Ngày 27/7, tổ công tác chính quyền xã Cổ Nhuế đã mời 6 người có hộ khẩu tại tỉnh Vĩnh Phúc đang tham gia bắt đỉa tại khu vực thôn Viên về làm việc.


Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Tiến Hùng, Phó chủ tịch UBND xã Cổ Nhuế cho biết: “Sau khi báo chí đưa tin tại địa bàn xã Cổ Nhuế có một số lao động tự do tham gia bắt đỉa gây xôn xao dư luận, chúng tôi đã thành lập một tổ công tác để nắm tình hình. Ngay từ đầu, chúng tôi xác định số người này không hề vi phạm pháp luật vì đỉa không phải là hàng quốc cấm nên chỉ đưa về trụ sở ủy ban hỏi han và sẽ thả họ ra ngay sau khi tìm hiểu thông tin xong. Đồng thời tuyên truyền không cho những người này tới địa bàn xã Cổ Nhuế để bắt đỉa nữa để tránh gây ảnh hưởng tới tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. Bên cạnh đó cũng chưa có một chế tài nào xử lý việc người dân đi bắt hay buôn bán đỉa, do vậy công tác tuyên truyền trên địa bàn vẫn là chủ yếu”.


Bình luận về bài viết:


Bị nhắc nói chuyện trong lớp, nhờ người giết bạn học

Ngày 29/7, TAND Tp. HCM xử sơ thẩm đã tuyên phạt Huỳnh Thiện Trân (SN 1991) và Lê Văn Quang (SN 1991, cùng ngụ quận Thủ Đức, Tp. HCM) cùng mức án chung thân, Bùi Anh Lên (SN 1993, quê Bến Tre) 14 năm tù cùng về tội giết người.


Liên quan đến vụ án, Lê Hoàng Diễm Thúy (SN 1991, ngụ quận Thủ Đức, Tp. HCM) bị phạt 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội không tố giác tội phạm.




Bị cáo Trân trước vành móng ngựa và 3 đồng phạm
Bị cáo Trân trước vành móng ngựa và 3 đồng phạm

Huỳnh Thiện Trân và anh Nguyễn Cao Hậu học cùng lớp tại Trường Cao đẳng Nghề kỹ thuật Công nghiệp quận 9-Tp. HCM. Do Trân thường xuyên nói chuyện trong giờ học gây mất trật tự nên anh Hậu nhiều lần nhắc nhở. Mặc dù vậy, Trân vẫn không giữ im lặng mà nói nhiều hơn.


Anh Hậu định đánh Trân nhưng được các bạn can ngăn, từ đó Trân nung nấu ý định nhờ người đánh anh Hậu để hả giận.


Ngày 20/4/2012, Trân gọi điện cho Quang nhờ đến trường đánh anh Hậu thì Quang đồng ý và rủ thêm Lên (bạn Quang) cùng thực hiện. Trân hứa sau khi thực hiện xong sẽ chiêu đãi lớn.


Cả nhóm mang theo dao đến cổng trường phục kích chờ anh Hậu ra để đánh. Phát hiện anh Hậu chạy xe ra khỏi cổng trưởng, Quang chạy theo dùng dao đâm vào ngực khiến anh Hậu tử vong trước khi nhập viện.


Sau khi biết anh Hậu chết, Trân cùng Thúy (bạn gái Quang) bỏ trốn sangCampuchia, đến ngày 8/5/2012 về đầu thú.


Theo Phạm Dũng
NLĐ


Bình luận về bài viết:


Điều chưa biết về trùm ma túy 'Tàng Keangnam'

Giàng A Tàng (SN 1982, nguyên quán tại Loóng Luông, Mộc Châu, Sơn La, hiện trú tại Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội) cùng đồng bọn vừa bị Cục cảnh sát phòng chống ma túy (C47, Bộ Công An) cùng Công an tỉnh Bắc Ninh bắt giữ khi đang vận chuyện 256 bánh heroin trên hai xe ô tô Toyota vào trưa 26/7.




Trùm ma túy Giàng A Tàng và tang vật bị thu giữ.
Trùm ma túy Giàng A Tàng và tang vật bị thu giữ.

Tàng được biết đến là một trong những mắt xích cực kì quan trọng trong giới buôn bán ma túy ở miền Bắc.


Theo hồ sơ điều tra, Tàng lớn lên trong gia tộc Giàng A nổi tiếng về buôn bán ma túy ở vùng biên viễn. Nhà Tàng ở tiểu khu 70, gần nông trườngThảo Nguyên (huyện Loóng Luông, Mộc Châu, Sơn La), độc lập trên một quả đồi, mọi hướng đều có camera theo dõi 24/24h. Tàng sống như một đế vương. Tuy nhiên, Tàng không sử dụng người phục vụ, chỉ vợ con và người thân cận mới được ra vào ngôi nhà.


Thực phẩm gia đình Tàng dùng mỗi ngày gần 10 kg thịt lợn nạc cùng nhiều đồ hộp, nước uống cao cấp. Tàng có nhiều xe ô tô hạng sang và có sở thích mua xe theo cặp, tức là mua 2 cái một lúc, một đem tặng và một để sử dụng.


Tàng thường di chuyển, trú ngụ tại các bản giáp ranh bên biên giới của huyện Sốp Bâu (Lào) và Mộc Châu, tỉnh Sơn La.




Dù được cất giấu hết sức tinh vi nhưng thủ đoạn của Tàng và đồng bọn không qua mắt được lực lượng Công an.
Dù được cất giấu hết sức tinh vi nhưng thủ đoạn của Tàng và đồng bọn không qua mắt được lực lượng Công an.

Khoảng 10g30 trưa 26/7, Tàng cùng Tráng A Nếnh (SN 1991, trú tại Lũng Sá, Loóng Luông, Mộc Châu, Sơn La) điều khiển hai ô tô hạng sang Toyota Land Cruiser mang BKS 29A – 862.69 và Toyota Hilux mang biển số tiến “thần tài”: 29C – 125.79 chở theo ma túy vượt qua trạm thu phí cầuPhù Đổng, bắt đầu đi vào Quốc lộ 1A, nối thẳng từ Hà Nội lên Lạng Sơn. Đồng hành cùng hai người này còn có Giàng Thị Sua (SN 1989) – vợ của Tàng.


Vừa đi được một đoạn đường, bất ngờ có mấy xe ô tô lạ bám đuôi. Thấy vậy, hai chiếc xe màu bạc của Tàng và Nếnh vẫn đi chậm rãi và rất nghiêm túc khoảng 5km rồi bất ngờ tăng tốc hòng thoát khỏi sự bám đuổi của những chiếc xe lạ.


Tuy nhiên, khi vừa đi gần hết địa phận Bắc Ninh, cả hai chiếc xe đã bị chặn lại. Trong gần 30km bám đuổi trên đường 1A, những chiếc xe lạ đều là của lực lượng từ Cục CSĐT tội phạm về ma túy (C47) – Bộ Công an và công an tỉnh Bắc Ninh.


Ngay lập tức, cả 3 đối tượng cùng 2 xe tang vật được đưa về trụ sở công an tỉnh Bắc Ninh để điều tra làm rõ.


Trong quá trình khám xét xe, lực lượng chức năng phát hiện tổng cộng 265 bánh hê-rô-in được cất giấu ở những vị trí vô cùng kín đáo. Trong đó, 77 bánh được giấu kín trong 4 cánh cửa xe Toyota Land Cruiser. Số còn lại, 188 bánh được giấu dưới sàn chiếc xe Toyota Hilux.


Theo thông tin ban đầu, đối tượng Tráng A Nếnh chỉ là người lái xe thuê, không tham gia nhiều vào quá trình buôn bán của vợ chồng Tàng.


Tàng còn nổi tiếng về độ ăn chơi ngông cuồng, tiêu tiền như nước và được phong là “Tàng Keangnam”, “Tàng đô-la” hay “trùm Tàng”.


Biệt danh “Tàng Keangnam” hoặc “Tàng đô-la” xuất phát khi tòa nhà chọc trời Keangnam (Hà Nội) vừa rao bán căn hộ cao cấp (khoảng 5 tỉ đồng/căn), Tàng liền lái xe một mạch từ quê nhà xuống Hà Nội đăng kí liền một lúc mấy căn.


Khi Tàng bước vào, các nhân viên thấy bề ngoài Tàng, lại nói tiếng Kinh chưa sõi tưởng Tàng trêu đùa. Tàng chẳng nói chẳng rằng, đi ra chiếc ô tô hạng sang đỗ ở ngoài cửa bê vào 2 bao tải tiền đặt lên bàn. Kể từ đó, cứ nhắc đến Tàng là tất thảy nhân viên nơi đây đều nể sợ và gọi là “Tàng Keangnam”.


Theo Tuấn Nguyễn
Tiền phong


Bình luận về bài viết:


Nữ hộ lí chết tại phòng làm việc là do tự sát

Vì buồn chuyện công việc và gia đình nên nữ hộ lí Võ Ngọc Giàu (làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai) đã viết lá thư tuyệt mệnh rồi dùng dao tự sát ngay trong phòng làm việc.


Ngày 28/7, cơ quan CSĐT công an TP.Biên Hòa (Đồng Nai) cho biết, nữ hộ lí Võ Ngọc Giàu (49 tuổi, ngụ phường Bửu Long, TP.Biên Hòa) tử vong trong phòng làm việc với nhiều vết đâm trên người là do tự tử.




Căn phòng phát hiện nữ
Căn phòng phát hiện nữ hộ lí tử vong.

Trước đó, vào sáng ngày 24/7, sau khi được chồng chở đến Bệnh viện đa khoa Đồng Nai để làm việc nhưng do buồn chuyện công việc và gia đình nên bà Giàu đã viết một bức thư tuyệt mệnh để lại với nội dung thể hiện sự buồn phiền chuyện công việc và gia đình.


Vì vậy, nữ hộ lí đã tự tay dùng dao đâm vào ngực mình để tự tử.


Đến khoảng 7g cùng ngày, một nữ hộ lí vào phòng làm việc thì phát hiện bà Giàu đã nằm chết trên vũng máu giữa phòng làm việc, 2 con dao còn dính trên người.


Theo những người làm việc với nạn nhân, bà Giàu đã làm hộ lí tại BV từ nhiều năm nay.


Trong công việc và các mối quan hệ tại cơ quan, bà là một người hiền lành và ít xảy ra mâu thuẫn với mọi người.


Tuy nhiên, thời gian gần bà Giàu thường hay khóc và buồn phiền rồi dẫn tới bi kịch trên.


Theo An Bình
VietNamNet


Bình luận về bài viết:


Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

Bà Tưng bị yêu cầu đình chỉ biểu diễn

Ông Tô Văn Động – giám đốc Sở VHTT&DL Hà Nội khẳng định rằng Sở đã yêu cầu đình chỉ buổi biểu diễn của Bà Tưng tại một quán bar ở Hà Nội. 


Việc biểu diễn tại các quán bar vốn không phải xin phép cơ quan chức năng như biểu diễn ở sân khấu chuyên nghiệp, tuy nhiên, việc trưng băng rôn vẫn phải tuân thủ luật hiện hành.


Theo ông Tô Văn Động, quán bar này đã treo băng rôn quảng cáo mà không xin phép là sai luật. Bên cạnh đó, Sở cũng yêu cầu quán bar này đình chỉ buổi biểu diễn của Bà Tưng vào tối 27/7. Ông Tô Văn Động nhấn mạnh rằng “Hà Nội không thiếu các nghệ sĩ, ca sĩ tài năng mà phải mời Bà Tưng biểu diễn”.




Poster Bà Tưng gây phản cảm. 
Poster Bà Tưng gây phản cảm.

Tuy nhiên, khi liên hệ với anh Tuấn Anh - người chịu trách nghiệm phụ trách đêm nhạc này thì anh vẫn khẳng định rằng trong show diễn ngày mai, Bà Tưng vẫn có mặt và trình diễn theo đúng kế hoạch.


Việc Bà Tưng được biểu diễn ở một quán bar tại Hà Nội đã khiến nhiều khán giả rất tò mò. Bất ngờ hơn, quán bar này còn không ngại treo băng rôn hoành tráng để quảng bá cho sự xuất hiện của “thiếu nữ không mặc áo ngực nhảy Gentleman”. Tấm banner được đánh giá là phản cảm với hình ảnh Bà Tưng ăn mặc hở hang, khoe bầu ngực “nhức mắt”.


Bên cạnh những ý kiến trái chiều về sự xuất hiện của cô gái này, người mẫu Trang Trần cũng bức xúc đăng tải trên trang cá nhân của mình rằng: “Đã đến lúc Bộ Văn hoá phải kiểm soát chặt những địa điểm tổ chức biểu diễn! Nghệ sĩ cầy phấn đấu cả đời cũng chẳng bằng bạn Tưng vài tiếng! Khổ thật! Ai ném đá em em chịu nhưng em thấy bất công quá! Không quản lý chặt thì loạn à! Thẻ hành nghề thật sự rất cần thiết ạ! Bọn em làm việc phấn đấu cật lực chẳng bằng đặc bưởi Hồ lô!“.


Bình luận về bài viết:


Cuộc gặp mẹ con tử tù 9X trước ngày tiêm thuốc độc

Bên ngoài song sắt, người mẹ cố gắng đứng sát lại để nhìn mặt con cho rõ hơn. Bà khóc cạn nước mắt, nghẹn lời không nói được gì nhiều kể từ khi thấy cán bộ trại dẫn con mình vào phòng thăm gặp.


Đẫm nước mắt chứng kiến cuộc thăm gặp của 2 mẹ con tử tù


Dù đường sá xa xôi, nhà tận xã Nghĩa Dũng, huyện Tân Kỳ (Nghệ An), cách TP. Vinh cả trăm km, nhưng mới tờ mờ sáng, trời mưa tầm tã, bàNguyễn Thị Sơn (SN 1969) cùng đứa con út đã có mặt trước cổng trại tạm giam công an tỉnh Nghệ An để mong được gặp đứa con tử tù.




Hai mẹ con, anh em tử tù Lê Ngọc Quân gặp nhau trong phòng thăm gặp. Họ khóc thì nhiều mà nói chẳng được bao nhiêu.

Nét mặt buồn nhìn vô định, bà chậm rãi nói về con mình: “Lê Ngọc Quân(SN 1991) là con thứ 2 trong gia đình. Năm 2009, Quân thi đậu vào trường đại học Y Khoa Vinh. Chưa học xong thì Quân đã gây ra án mạng tày đình khi giết chết bạn gái học cùng trường tên là Thái Thị Thanh, quê ở xã Liên Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) rồi tự sát nhưng bất thành”.


Quân dùng dao đâm chết Thanh vì cho rằng cô này đã hết “yêu” mình. Sau thời gian tạm giam, Lê Ngọc Quân bị tòa kết án tử hình vào năm 2011. Hơn 2 năm sau ngày vào phòng biệt giam, giờ đây, hơn ai hết, Quân nhận thức được việc làm sai trái của mình. Từng ngày, từng giờ tử tù 9X này mong muốn được có cơ hội để chuộc lại lỗi lầm, nhưng hy vọng đó rất mong manh.


Đang mải nhớ về quá khứ lỗi lầm của Quân, bà Sơn vội liếc nhìn chiếc điện thoại rồi bảo đã đến giờ thăm gặp phạm nhân. Bà vội vàng vào làm thủ tục rồi tới phòng thăm gặp chờ nhìn mặt đứa con của mình.




Tử tù Quân rất ân hận với những tỗi lỗi mình đã gây ra. Quân khóc nhận ra mẹ và em gái đứng bên kia song sắt.

Một lúc sau, Quân được 2 cán bộ trại giam dẫn vào phòng, nhìn thấy con từ đằng xa, bà Sơn cùng đứa con út cố gắng đứng sát vách ngăn để nhìn rõ đứa con tử tù. Hai mẹ con, anh em gặp nhau, nước mắt giàn dụa, những khuôn mặt như dán vào khung sắt phía trước để có thể nhìn nhau rõ hơn.


Sau những câu hỏi thăm sức khỏe mọi người, tử tù Quân bỗng dưng không cầm được nước mắt khi nhớ lại tội lỗi mình đã gây ra: “Con xin lỗi mẹ và em, con đã làm một việc sai trái để giờ phải trả giá như thế này. Con đã làm khổ bố mẹ, các anh chị em nhiều lắm. Giờ con ân hận lắm nhưng e là đã quá muộn rồi mẹ ơi!”. Quân khóc to hơn làm bà Sơn cùng đứa con gái út cũng không cầm nổi nước mắt.


Qua những lời tâm sự, bà không trách gì con mà chỉ trách số phận. Rồi những kỷ niệm ùa về, hai mẹ con họ kể cho nhau nghe những câu chuyện diễn ra thường nhật nhưng đối với những tử tù như Quân thì quả là quá xa vời.




Hai mẹ con, anh em họ cứ cố bám lấy khung sắt để được nhìn rõ mặt nhau. Chứng kiến cảnh đó ai cũng rơi nước mắt vì cảm động.

Quân cũng cho mẹ biết cuộc sống nơi trại giam của mình, nhờ sự quan tâm, giúp đỡ của các cán bộ trại nên em cũng bớt phần cô đơn. Là tử tù nhỏ tuổi nhất, nên Quân thường được các đàn anh ưu tiên mỗi khi có quà thăm gặp hoặc có gì đều chia sẻ với cậu. Quân còn khoe với mẹ mới được một anh cho cái đài nghe thời sự nên phần nào đỡ cô đơn hơn.


Nhìn đứa con gầy yếu, hai chân bị cùm xích, bà Sơn ước gì mình sẽ có một phép màu để giảm án cho con, để Quân sớm được về đoàn tụ với gia đình, anh em, bạn bè. Bà biết đó chỉ là một điều ước rất xa vời với thực tế.


Thời gian cho phép thăm gặp cũng hết, hai mẹ con bà Sơn như dán mắt vào nhau không muốn xa rời. Quân được cán bộ trại dẫn về phòng, cậu cố ngoái lại nhìn mẹ đang đứng trân người dựa vào khung sắt. Cô con út thấy anh bị dẫn đi vội vàng chạy đến cửa chính nhìn theo đến khi dáng anh trai khuất dần rồi mất hút.




Bà Sơn và đứa con út lặng người nhìn Quân rời khỏi phòng thăm gặp.

Khoảnh khắc hai mẹ con, anh em gặp nhau nhanh chóng tan biến, bà Sơn lại ôm mặt khóc trong phòng thăm gặp làm đứa con gái út cũng khóc theo. Chứng kiến cảnh đó, không chỉ nhiều người đứng chờ thăm gặp người thân mà chính những cán bộ trại giam cũng không cầm được lòng.


Bố mẹ bị hại viết đơn xin tha tội chết cho kẻ giết con mình


Dù chỉ là một tia hi vọng nhỏ nhoi, nhưng bà Sơn tâm sự bà vẫn hi vọng con mình được Chủ tịch nước tha tội chết và xa hơn là trở về bù đắp lại nỗi đau cho người thân của Thanh. “Từ ngày Quân bị kết án tử và đưa vào phòng biệt giam, không đêm nào tôi được yên giấc. “Con dại cái mang”, tôi không trách gì Quân có suy nghĩ nông nổi dẫn đến hành động đáng tiếc. Giờ đây, tôi chỉ mong con mình được nhà nước ân xá để sống tiếp. Nó còn quá nhỏ, tương lai còn xa vậy mà… Giá như tôi được chết thay nó thì tôi cũng sẵn sàng”, bà Sơn nói trong nước mắt.




Vợ chồng ông Quang, bà Xoan dù mất con nhưng họ vẫn tràn đầy lòng vị tha, mong cho Quân được thoát án tử.

Không chỉ bà Sơn mà chính bố mẹ của Thanh dù thương con bị chết oan nhưng họ vẫn phần nào hiểu được nỗi lòng của người làm cha, làm mẹ. Từ sự hận thù, giờ đây, bằng tình yêu thương và lòng bao dung, bà Xoan, ông Quang (bố mẹ của Nguyễn Thị Thanh) cũng mong muốn Quân được giảm án để có cơ hội làm lại.


“Cái Thanh nó mất rồi, hãy để cho nó yên nghỉ, bây giờ còn thằng Quân, dù rằng hành động của nó độc ác thật, nhưng nó còn trẻ, nó còn tương lai nên phải cứu lấy nó. Hôm thấy mẹ Quân xuống nhà, bà ấy khóc mà tôi cũng thấy xót”, bà Xoan tâm sự.


Chính từ sự bao dung đó, sau khi biết tòa tuyên án tử hình bị cáo Quân, vợ chồng bà đã từng viết đơn xin giảm án cho Quân dù điều đó đã muộn. Bà nói giờ bà xem Quân như một đứa con trong nhà nên nếu Quân bị tử hình thì bà cũng đau xót như mất thêm một đứa con nữa.




Những lá thư đơn giảm án được chính ông Quang, bà Xoan viết ra để xin tha tội chết cho Quân.

Ba lá đơn được chính tay vợ chồng bà Xoan viết, là chừng ấy niềm tin mà vợ chồng ông bà gửi đi để mong Quân thoát án tử. Ôm di ảnh của Thanh trong tay, ông Quang nghẹn ngào chia sẻ: “Thời gian trước, tôi rất căm thù Quân và gia đình của nó, cứ nhắc lại chuyện là tôi thấy đau. Con gái mất đi, chưa một đêm nào tôi ngủ yên giấc. Phải mất rất nhiều thời gian, tôi mới nguôi ngoai và tha thứ được cho thằng Quân. Tôi nghĩ, cái Thanh nó cũng suy nghĩ giống bố mẹ mà thôi”.


Chưa bao giờ chúng tôi thấy bố mẹ người bị hại lại bịn rịn nắm tay chúng tôi gửi gắm nguyện vọng hãy tìm mọi cách để cứu lấy kẻ đã giết con mình. Tha thứ cho chính kẻ giết chết con mình đã khó, nay ông bà lại cố gắng làm mọi cách để cứu sống tử tù Lê Ngọc Quân thì chắc ai cũng phải cảm phục.


Theo Phạm Hòa
Zing/Infonet


Bình luận về bài viết:


Bắc Bộ có thể mưa to 2 ngày cuối tuần

Hôm nay 26/7, hầu hết các khu vực trên cả nước được dự báo ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông rải rác. Gió nhẹ. Hai ngày cuối tuần được dự báo có mưa vừa đến mưa to tại Bắc Bộ…



Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, ngày hôm nay, nhiệt độ cao nhất tại Bắc Bộ phổ biến ở mức 31 – 33 độ C, ngày nắng nhưng có mưa dông vào chiều tối. Trong khi đó, các khu vực thuộc miền Trung cũng được dự báo có mưa rào vào chiều tối và đêm, nhiệt độ ban ngày cao nhất có nơi 34 độ C. Mưa về chiều tối và đêm cũng được dự báo cho khu vực Nam Bộ.


Dự báo hai ngày cuối tuần, Bắc Bộ trời nhiều mây, có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to và dông và mưa còn có thể kéo dài sang đầu tuần tới.


Trong khi đó, Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục đi qua khu vực Bắc Bộ nối với vùng áp thấp hồi 1g sáng nay (26/7) có vị trí ở vào khoảng 20.5N – 21.5N; 111E – 112E nên khu vực vịnh Bắc Bộ và vùng biển phía bắc của Bắc Biển Đông có mưa rào và dông mạnh. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy và gió giật mạnh.


Thời tiết các khu vực ngày và đêm nay:


Phía Tây Bắc Bộ: Ngày mây thay đổi, có mưa rào và dông vài nơi; đêm nhiều mây, có mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất từ 23 – 26 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 31 – 34 độ C.


Phía Đông Bắc Bộ: Mây thay đổi, có mưa rào và dông vài nơi, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác; riêng khu Đông Bắc có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất từ 24 – 27 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 31 – 34 độ, riêng khu Đông Bắc 28 – 31 độ C.


Hà Nội: Mây thay đổi, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và rải rác có dông. Gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất từ 24 – 27 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 30 – 33 độ C.


Thanh Hóa – Thừa Thiên Huế: Mây thay đổi, có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất từ 24 – 27 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 30 – 33 độ C.


Đà Nẵng đến Bình Thuận: Mây thay đổi, ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi, đêm không mưa. Gió tây nam cấp 2 – 3. Nhiệt độ thấp nhất từ 25 – 28 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 31 – 34 độ C.


Tây Nguyên: Mây thay đổi, có mưa rào và dông vài nơi. Gió tây nam cấp 2 – 3. Nhiệt độ thấp nhất từ 20 – 23 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 28 – 31 độ C.


Nam Bộ: Mây thay đổi, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió tây nam cấp 2 – 3. Nhiệt độ thấp nhất từ 25 – 28 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 30 – 33 độ C.


Theo Vnmedia


Bình luận về bài viết:


'Mây mưa' xong, gọi điện nhắc 'nạn nhân' uống thuốc tránh thai

Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thị xã Buôn Hồ (tỉnh Đắk Lắk) vừa hoàn tất hồ sơ khởi tố đối tượng Nguyễn Văn Thương (SN 1997, ngụ tổ dân phố 4, phường Đạt Hiếu, thị xã Buôn Hồ) vì đã có hành vi giao cấu với trẻ em.


Thương đã có vợ con nhưng dùng tên giả để nhằm tán tỉnh, dụ dỗ bé gái L.T.H. (SN 1999, ngụ xã Phơn Đrang, huyện Krông Buk) đi chơi qua đêm và giao cấu nhiều lần cùng nạn nhân.




Bé gái ngây thơ lần đầu được “tỏ tình” đã dại dột trao thân cho gã trai lẻo mép.
Bé gái ngây thơ lần đầu được “tỏ tình” đã dại dột trao thân cho gã trai lẻo mép.

Đời con gái vụt bay theo đêm đầu tiên trốn nhà “đi hoang”


Trong một lần đi cùng người bạn tới tiệm cắt tóc ở huyện Krông Buk thăm người yêu của bạn, Thương nhìn thấy bé gái học việc với bạn của người yêu. Cô gái này khá dễ thương và khá xinh xắn, Thương nghĩ rằng đã 16 – 17 tuổi, liền nhờ bạn xin số điện thoại.


Thương nhắn tin gọi điện nhiều lần làm quen. Thấy cô gái ngây thơ nhiệt tình đáp trả, Thương giới thiệu mình tên Phong, đồng thời bịa ra một địa chỉ giả là nơi mình sống.


Làm quen với cô bé được 20 ngày, bằng nhiều tin nhắn và cuộc điện thoại tán tỉnh mùi mẫn, Thương đã chiếm trọn được lòng tin cô bé.


Chiều 4/7, biết ở gần nhà cô bé có đám cưới, đối tượng “cưỡi” xe máy tới đón “người đẹp”, nhưng không đưa về nhà mà chạy ra khu đập thủy điện Giao Thủy ở phường Đạt Hiếu. Tới một đoạn đường vắng ở khu vực đập thủy điện, Thương dừng xe lại để hai người cùng ngồi tâm sự, rồi bày tỏ tình cảm cùng những lời yêu đương thề hẹn.


Vừa tỏ tình, Thương đã đòi hỏi cô bé cho mình “vượt qua giới hạn”. Ban đầu cô bé cự tuyệt, kiên quyết chống cự nên bị xây xước ở cổ. Không “làm ăn” gì được, Thương đành dùng chiêu hờn dỗi, trách móc “người yêu”, lên xe đi tiếp vào một rẫy cà phê gần đó.


Lần này Thương tiếp tục dụ dỗ ngon ngọt nên đã được đồng ý, chập choạng tối đã thực hiện hành vi giao cấu với bé gái.


Sau cuộc “mây mưa” lần đầu, hai người tiếp tục đi dạo, đi ăn, đến 23g cùng ngày, Thương lại chở cô bé vào chòi trong rẫy cà phê nhà mình ngủ qua đêm, tiếp tục giao cấu với bé gái…


Đến sáng hôm sau, để hợp thức hóa việc đi qua đêm cùng mình không bị bại lộ, Thương chở bé gái về nhà một bạn gái của cô ở thị xã Buôn Hồ, mượn điện thoại của một người bạn nhắn tin cho bố cô bé tới đón con về nhà.


Khi đưa con về tới nhà, nhìn thấy trên cổ cô bé có nhiều vết xước và nhiều biểu hiện lạ, gia đình đã hỏi chuyện vì sao lại đi chơi đêm cùng người lạ không chịu về. Bị bố đánh đòn đau, bé gái khai nhận đi chơi cùng bạn trai.


Vừa lúc gia đình kiểm tra điện thoại, thấy một số điện thoại gọi tới có lưu tên Phong. Chị gái nạn nhân liền nhanh trí nghe máy, vờ cất giọng ỡm ờ: “Anh biết tối qua anh làm gì em chứ, lỡ em có bầu thì sao?”.


Đầu dây bên kia là giọng thanh niên trả lời lại liến thoắng: “Anh biết chứ. Em yên tâm, mình “quan hệ đàng hoàng” mà. Em không phải sợ gì, mua thuốc tránh thai khẩn cấp về uống thì không lo mang bầu”. Sự thật vậy là đã rõ.


Thông tin về nghi phạm mà nạn nhân cung cấp chỉ có duy nhất là số điện thoại, cùng mô tả đặc điểm nhận dạng và cái tên Phong. Cảnh sát sử dụng biện pháp nghiệp vụ thấy nổi lên cái tên Nguyễn Văn Thương trùng khớp với những thông tin nạn nhân trình báo.


Một ngày sau đó, cảnh sát đã đến nhà nghi phạm, thuyết phục gia đình đưa Thương ra đầu thú. Ngày 6/7, Thương tự tìm đến cơ quan công an, khai nhận hành vi sai phạm.


Vợ thủ phạm “tố cáo” mình từng là nạn nhân của… chồng


Sau sự việc xảy ra, bên phía gia đình của thủ phạm cũng đã sang nhà nạn nhân xin lỗi, thương lượng mong giảm nhẹ án cho đối tượng.


Vợ của Thương tâm sự với gia đình nạn nhân và cơ quan công an, chính chị cũng từng là nạn nhân của chồng mình, từng bị Thương sử dụng chiêu trò như vậy để lừa đảo rồi “dính” bầu, đành đồng ý cưới chứ thực sự không yêu.


Sống với nhau, người vợ càng hiểu thêm thói lăng nhăng hay “trêu hoa ghẹo nguyệt”, lừa dối những cô gái nhẹ dạ cả tin của chồng mình. Chị muốn li hôn nhiều lần, nhưng vì đứa con mà không nỡ.


Một điều tra viên Công an thị xã Buôn Hồ nhìn nhận thêm về vụ việc ở một khía cạnh khác: Vụ việc này xảy ra cũng một phần do cô bé quá nhẹ dạ, do ảnh hưởng của phim ảnh và internet nội dung không tốt, do ham chơi nên đã yêu sớm, dễ dàng bị người khác lợi dụng.


Đây cũng là một bài học cảnh tỉnh cho những gia đình có con gái mới lớn, cần sự quản lí và giáo dục của cha mẹ, người thân nhiều hơn.


Theo Xa lộ pháp luật


Bình luận về bài viết:


Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

Tử vong khi bị cảnh sát rượt đuổi?

Nhiều ngày nay, dư luận ở Bắc Ninh bất bình trước vụ việc nạn nhân Trần Thị Kim Hoài (19 tuổi) ở Hoàn Sơn- Tiên Du (Bắc Ninh) chỉ vì không đội mũ bảo hiểm khi di chuyển trên xe máy đã bị mấy cảnh sát của công an huyện Tiên Du truy đuổi, dẫn đến tai nạn tử vong. Trong khi đó 4 cảnh sát tham gia rượt đuổi vẫn bình an vô sự.




Bà Trần Thị Thắng, mẹ em Hoài thắp nhang cho con gái.
Bà Trần Thị Thắng, mẹ em Hoài thắp nhang cho con gái.

Tối chủ nhật ngày 14/7, Trần Thị Kim Hoài và Vũ Thị Huyền Tr. (đều sinh năm 1994 cùng ở thôn Bất Lự- xã Hoàn Sơn-huyện Tiên Du- tỉnh Bắc Ninh) rủ nhau sang chợ Núi Móng (Hoàn Sơn) ăn chè nhân sinh nhật của Hoài bằng xe máy của Tr.


Lúc trở về nhà, Tr. chở Hoài đi qua đường nội bộ TS11, khu công nghiệpTiên Sơn (thuộc huyện Tiên Du) thì bị 4 cảnh sát làm nhiệm vụ tại đây phát hiện không đội mũ bảo hiểm.


Tr. cho biết , ngay sau đó, hai em bị cảnh sát đi xe máy bám riết truy đuổi. Cũng theo Tr., đến đoạn ngã ba trước cổng trụ sở Công ty Hóa dược phẩm Việt Nam, Tr. hoảng sợ, định quẹo trái thì bất ngờ ngã nhào lên phía trước và em chỉ kịp kêu một tiếng rồi tối tăm mặt mũi… Tr. cho rằng, thời điểm đó xe của Tr. đã bị xe máy của cảnh sát va chạm từ phía sau.




Anh Lê Văn Hậu đứng tại địa điểm xảy ra tai nạn khi nạn nhân Tr. và Hoài bị cảnh sát rượt đuổi tối ngày 14/7.
Anh Lê Văn Hậu đứng tại địa điểm xảy ra tai nạn khi nạn nhân Tr. và Hoài bị cảnh sát rượt đuổi tối ngày 14/7.

Theo anh Lê Ngọc Hậu, người trực bảo vệ tại cổng Công ty Hóa dược phẩm Việt Nam hôm đó, khi nghe tiếng hét thất thanh, anh lao ra đã thấy xe máy và 2 cô gái ngã văng xa nhau.


Một người bắt đầu ngồi được dậy, máu me trên mặt (sau này mới biết là Tr.), người còn lại nằm bất tỉnh ngay chân cột điện cách đó mấy mét. “Tôi thấy hai cảnh sát ở sát đó chỉ đứng nhìn rồi một trong hai người xuống xe nói với một nạn nhân vừa kịp ngồi dậy: Mày chạy nữa đi.”- anh Hậu cho biết.


Tr. và Hoài được đưa đi cấp cứu, nhưng Hoài do bị va đập quá mạnh nên tử vong sau đó vài giờ. Cũng theo anh Hậu, sự việc xảy ra khoảng 21g, điện đường nội bộ vào khu công nghiệp còn sáng rõ.


Nhiều người dân địa phương khi tiếp xúc với phóng viên phẫn nộ trước cách hành xử của 4 cảnh sát Công an huyện Tiên Du, nhất là khi đối tượng mà họ truy đuổi là 2 cô gái với lỗi vi phạm hành chính đơn giản là không đội mũ bảo hiểm.


Tr. đang là sinh viên năm thứ nhất của một trường đại học ở Hà Nội về nghỉ hè. Còn Hoài làm công nhân trong khu công nghiệp. Đặc biệt, gia đình Hoài nghèo khó. Hoài không có cha nhưng nết na, học giỏi. Giữa năm lớp 10, vì mẹ bị bệnh, Hoài phải nghỉ học xin làm công nhân từ đó đến nay lấy tiền nuôi hai mẹ con.


Chiều 19/7, lãnh đạo Công an huyện Tiên Du từ chối tiếp xúc phóng viên vì lí do bận họp. Trong khi đó, làm việc với phóng viên chiều tối cùng ngày, phía Viện kiểm sát nhân dân huyện Tiên Du xác nhận có sự truy đuổi của 4 công an đối với nạn nhân trong vụ việc này.


“Hiện cơ quan công an đang tiếp tục thu thập chứng cứ để làm rõ vụ việc”-đại diện Viện kiểm sát nói. Đến cuối tuần qua, sau một tuần xảy ra vụ việc, 4 cảnh sát của Công an huyện Tiên Du tham gia truy đuổi nạn nhân vẫn chưa hề bị xem xét bất cứ hình thức kỉ luật nào.


Bình luận về bài viết:


Từ võ sư, diễn viên đóng thế thành tướng cướp

Hơn 10 năm trước, Dũng “chim xanh” cầm đầu một băng cướp liều lĩnh và tàn bạo gieo rắc nỗi kinh hoàng cho người dân TP.HCM và các tỉnh miền Đông Nam bộ.


Nổi tiếng lì lợm và xảo quyệt, cái tên Dũng “chim xanh” vẫn được giới giang hồ truyền miệng cho đến ngày nay với nhiều giai thoại.Cuộc đời, tội ác và hành trình đưa tên tướng cướp khét tiếng này ra đền tội có những chi tiết ly kỳ thú vị mà chưa nhiều người biết tới.


Từng là vận động viên và võ sư taekwondo tam đẳng huyền đai, Dũng tham gia đóng thế trong rất nhiều bộ phim võ thuật. Trong những lần vào vai, Dũng ngấm những kịch bản trên phim trường và quyết định hành nghề ăn cướp vì nghề đóng thế không mang lại nhiều tiền. Từ đó, cuộc đời Dũng gắn liền với những vụ giết người, cướp của, hiếp dâm gây kinh hoàng trên một loạt các khu vực miền Đông Nam bộ và TP.HCM.




Dũng “chim xanh” qua hình vẽ của họa sĩ Võ Tấn Thành (trái) và hình thật (phải).

Ít ai biết rằng những màn võ thuật nhào lộn hấp dẫn trong bộ phim Hải đường trắng nói về tướng cướp Bạch Hải Đường phần lớn do võ sư, diễn viên đóng thế Nguyễn Chí Dũng - tức Dũng “chim xanh” đảm nhận. Khi bộ phim trình chiếu, cũng là lúc Dũng dứt hẳn với phim trường và bắt đầu khởi nghiệp làm… tướng cướp.


Tướng cướp mê Bạch Hải Đường


Nguyễn Chí Dũng (SN 1966, ở ấp 1, xã Tân Khai, huyện Bình Long, tỉnhBình Phước). Mới lớn, Dũng đã lang thang khắp các tỉnh miền Đông Nam bộ và TP.HCM. Năm 19 tuổi, Dũng đột nhập vào một nhà dân ở Thủ Đức, TP.HCM để trộm cắp. Công an bắt được, khám người Dũng thu một khẩu Colt 45 (của Mỹ) và 7 viên đạn.


Lần đầu tiên “xộ khám” Dũng phải chịu hình phạt 4 năm tù. Năm 1989, mới ra tù được 5 tháng, Dũng lại bị công an huyện Bình Long, tỉnh Sông Bé (cũ) bắt về hành vi cướp tài sản. Dũng phải thụ án 24 tháng tại trại Bến Lớn. Tại đây, Dũng đánh người gây thương tích, nên tiếp tục ở trại đến tháng 10/1992 mới được ra. Liên tiếp những ngày tháng mới lớn ăn cơm tù đã cho Dũng cái chất giang hồ, lì lợm và xảo quyệt hơn.


Lang thang trong giới giang hồ một thời gian, Dũng phát hiện ra nghề “đá xế” (ăn trộm xe máy) là dễ kiếm sống nhất nên gã đã cùng Hoàng Ngọc Phương ”lập nghiệp”. Phương bị bắt, Dũng trốn đến tháng 2/1996 thì bị bắt theo lệnh truy nã của công an huyện Bình Long, tỉnh Sông Bé (cũ), bị phạt 18 tháng tù. Cuối năm 1997, Dũng ra tù về địa phương sống bằng nghề mua bán cây kiểng và chăn nuôi… chim nhưng bị thua lỗ, nợ hơn 50 triệu đồng nên phải trốn về TP.HCM, cùng tên Hải đi chở mướn thuốc lá lậu.




Tướng cướp Dũng “chim xanh” cùng một trong nhiều vũ khí dùng đi cướp.

Đầu năm 1998, Dũng “chim xanh” lại mua vũ khí nóng để phạm tội. Lần này hắn kết hợp với một đồng đảng duy nhất là Phạm Văn Đỉnh để trực tiếp thực hiện các vụ cướp, tuy nhiên hắn có một số mối quan hệ chân rết để chỉ điểm con mồi và tiêu thụ tài sản cướp được. Trong những lần đi “ăn hàng” Dũng với mái tóc dài ngồi sau cầm vũ khí nóng sẵn sàng “nhả đạn” khi nạn nhân chống cự hoặc có người đuổi bắt.


Dũng học võ từ nhỏ, hắn được giới giang hồ tôn sùng cũng một phần vì có võ nghệ hơn người. Vì thế, Dũng luyện được chiêu rất giống dân hình sự thực thụ là bắn súng được cả 2 tay, dùng dao và kiếm như nghệ sĩ múa.


Với phương tiện là chiếc Cup 81, Cup 82 lên đời và Dream, Dũng – Đỉnh đã là nỗi ám ảnh của người dân miền Đông Nam bộ và TP.HCM trong một thời gian dài. Từ xe máy, xe tải, tiệm vàng, những gia đình giàu có…đều có thể trở thành mục tiêu của chúng. Dũng “chim xanh” thường xuyên đưa vợ và con thay đổi chỗ ở để tránh sự phát hiện của công an. Chính vì vậy, trong một thời gian khá dài chúng liên tiếp gây ra nhiều vụ trộm cướp rất táo tợn nhưng cơ quan công an các địa phương vẫn chưa tóm được hắn.


Cái tên Dũng “chim xanh” được gắn với nhiều giai thoại được giới giang hồ miền Đông Nam bộ truyền tai nhau cho đến ngày nay. Tương truyền, đàn em đặt cho dũng biệt danh này vì Dũng ra tay nhanh như cắt, đặc biệt là nhiều thủ đoạn tinh quái trốn thoát vòng vây của công an.


Một câu chuyện khác ly kỳ hơn là trong một lần xộ khám, vào một buổi sáng, Dũng thấy con chim có lông màu xanh, bị thương rơi xuống cửa sổ phòng giam, Dũng “thương” con chim nên giữ nó lại để chăm sóc. Mỗi bữa ăn, Dũng đều để dành chút cơm ít ỏi của mình bón cho chim. Chim lành vết thương, Dũng thả cho nó bay đi. Lúc đó, Dũng cũng mơ ước được giống con chim xanh, có cánh bay và không phải sống kiếp ngục tù.




Dũng trước vành móng ngựa.

Sở dĩ Dũng lấy biệt danh này cũng xuất phát từ việc hắn rất “hâm mộ” tướng cướp Bạch Hải Đường. Trong những lần đóng thế các pha hành động trong phim, Dũng ngấm luôn các tình tiết ly kỳ được thêu dệt. Trong đó có chi tiết Bạch Hải Đường tự mở gông cùm trốn khỏi nhà lao và để lại trên tường dòng chữ: “Bạch Hải Đường sinh ra không phải để ở tù”. Dũng rất kết tình tiết này nên lấy luôn biệt danh Dũng “chim xanh” như để chứng tỏ năng lực “phi phàm” có thể tự thoát khỏi xiềng xích.


Một chi tiết khác trong bộ phim là Bạch Hải Đường có biệt tài ăn trộm xuất quỷ nhập thần, nhiều lần đột nhập vào các cơ quan, nhà cảnh sát chế độ cũ để lấy tài sản như chốn không người. Cũng vì “mê” tình tiết này mà xen kẽ những vụ cướp kinh thiên động địa, Dũng táo tợn bảy lần đột nhập vào trụ sở của các cơ quan công an để ăn trộm. Trong đó năm lần đột nhập vào trụ sở Phòng CSGT tỉnh Tây Ninh, lấy đi ba xe máy và 188 bộ hồ sơ đăng ký xe, hai lần đột nhập vào trụ sở Công an huyện Bình Long (Bình Phước) lấy đi ba xe máy. Những phi vụ ngoạn mục càng khiến tên tuổi Dũng “chim xanh” nổi như cồn, thậm chí có lúc hắn được ví như một Bạch Hải Đường mới.


Hành trình tội ác


Nhờ danh tiếng lừng lẫy, đến cuối thập niên 90 và đầu những năm 2000, Dũng đã tập hợp được dưới trướng 20 đệ tử đầu trộm đuôi cướp bắt đầu thực hiện những phi vụ táo bạo. Băng cướp Dũng “chim xanh” lượn trên các xe máy xé gió, sẵn sàng “khạc đạn” vào bất cứ ai, miễn là cướp được tiền.


Một ngày đầu năm 2001, chiếc xe tải chở vôi bột do anh Nguyễn Văn Tân(ngụ thị xã Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) điều khiển chạy đến đoạn đèo “Con Rắn” trên quốc lộ 56 (giáp ranh giữa huyện Long Khánh, tỉnh Đồng Nai với huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) thì bị hai tên thanh niên chạy xe Dream khống chế bắt dừng lại. Anh Tân tiếp tục cho xe chạy nhưng bị chúng chạy xe áp sát ca-bin xe tải, Dũng ngồi sau chĩa súng vào tài xế ra lệnh: “Dừng lại không tao bắn!”.




Dũng “chim xanh” sau song sắt.

Chiếc xe tải dừng lại và hai tên cướp leo lên hai bên ca-bin, một tên khống chế anh Tân còn Dũng gí nòng súng lạnh tanh vào đầu phụ xe Nguyễn Văn Tý lệnh mở nắp thùng dưới ghế ngồi rồi cướp túi xách tay của chịNguyễn Thị Phụng, trong đó có 4,8 triệu đồng và một số giấy tờ. Chị Phụng năn nỉ xin lại giấy tờ, Dũng xoay nòng súng về phía người phụ nữ hét lên: “Cút ngay! Mày muốn tao bắn thủng bụng không?”.


Cũng tại đèo Con Rắn, vào lúc 1g45 ngày 26/4/2001, ôtô BKS 79H… do anh Nguyễn Văn Bình (ngụ TP.Nha Trang) điều khiển đang chạy trên đường thì có hai thanh niên đi xe máy dùng đèn pin làm hiệu, y như CSGT dừng xe để kiểm tra vậy. Thấy nghi, anh Bình cho xe chạy luôn nhưng hai gã thanh niên phóng xe đuổi theo, Dũng ngồi sau bắn một phát làm vỡ kính xe. Nạn nhân quá kinh hãi buộc phải dừng xe lại. Trong vụ này, bọn cướp lấy được 3,8 triệu đồng.


Cùng với hai vụ trên, chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh ở khu vực miền Đông Nam bộ như Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Bình Dương đã xảy ra hàng loạt vụ cướp có vũ khí khác, phần lớn đều nhằm vào các xe tải chạy trên những tuyến đường vắng vào ban đêm, trước khi trời sáng…


Thông thường, sau khi thực hiện một vụ cướp, bọn tội phạm đều nhanh chóng tẩu thoát khỏi hiện trường, càng xa càng tốt và “nằm im” một thời gian. Song Dũng “chim xanh” và Phạm Văn Đỉnh liều lĩnh, táo tợn tới mức không thèm áp dụng “quy luật” này ngoài việc phải cướp được thật nhiều.


Cướp đường chưa thỏa mãn, Dũng và đồng bọn bắt đầu nhắm vào mục tiêu là tiệm vàng, quán xá với thủ đoạn cực kỳ manh động. Tối 1/8/2001, Dũng “chim xanh” và Phạm Văn Đỉnh cướp giật túi xách của một chị phụ nữ ngồi ăn cơm tại quán cạnh quốc lộ 1A thuộc địa bàn huyện Bình Chánh, TP.HCM.


Khi chạy qua cầu Bình Điền, thấy một thanh niên là anh Nguyễn Hữu Danh (ngụ xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh) chạy xe vượt qua, cho là anh Danh đuổi theo chúng, Dũng “chim xanh” rút súng nhằm anh Danh bóp cò nhưng đạn không nổ, y tiếp tục lên đạn, chĩa súng vào anh Danh bắn phát thứ hai, làm anh Danh bị rách da ngực. Do vụ này Dũng “chim xanh” bị thêm tội “Giết người”.


Tổng cộng, từ năm 1997 – 2001, băng cướp Dũng “chim xanh” đã gây ra hơn 80 vụ cướp, một vụ hiếp dâm trẻ em, một vụ giết người. Hung tin về băng cướp máu lạnh lan truyền trên một địa bàn rộng lớn khiến người dân khiếp đảm.


Lúc bấy giờ Thiếu tướng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sátNguyễn Việt Thành (đã nghỉ hưu) đã ký quyết định thành lập Ban chỉ đạo chuyên án liên tỉnh mang bí số 501 CS quyết phá bằng được băng cướp này.


Quá trình vây bắt Dũng “chim xanh” và đồng bọn bắt đầu với muôn vàn gian khổ, hiểm nguy. Cũng từ đây, câu chuyện về Dũng “chim xanh” thêm phần ly kỳ với những cuộc đấu súng nảy lửa với cảnh sát đặc nhiệm, những vụ trốn thoát vòng vây xuất quỷ nhập thần. Thậm chí, kể cả lúc sa lưới, Dũng “chim xanh” cũng kịp xây dựng những kịch bản cực kỳ tinh vi và cực kỳ ngoạn mục hòng thoát tội…


Theo Dòng Đời


Bình luận về bài viết:


100 cảnh sát ập vào quán bar, nhiều dân chơi chống đối

Phát hiện nhiều “cậu ấm cô chiêu” ra vào quán bar Cảm Tưởng (Feeling) có dấu hiệu nghi vấn, công an Q.Tân Bình (TP.HCM) đã huy động cả trăm cảnh sát ập vào kiểm tra. Nhiều dân chơi có hành vi chống đối lực lượng chức năng.


Rạng sáng 21/7, hơn 100 cảnh sát Công an Q.Tân Bình đã bất ngờ ập vào kiểm tra quán bar Cảm Tưởng (Feeling) trên đường Âu Cơ (P. 10, Q.Tân Bình).


Khi lực lượng công an ập vào bên trong có gần 300 khách đang say sưa nhảy theo điệu nhạc chát chúa. Phát hiện lực lượng chức năng, các thanh thiếu niên nhốn nháo tràn ra cửa chính nhưng đều bị giữ lại để kiểm tra hành chính. Nhiều “cậu ấm cô chiêu” không xuất trình được giấy tờ, số khác tỏ ra qua khích và không chấp hành hiệu lệnh của công an. Nhiều gia đình phải mang giấy tờ lên bảo lãnh con em của họ về.





Hàng trăm dân chơi đang say sưa theo điệu nhạc chát chúa khi công an ập vào kiểm tra (ảnh do Cơ quan công an cung cấp).

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã mời 18 người có nghi vấn phạm tội về trụ sở công an P.10 để làm việc. Công an Q.Tân Bình cũng lập biên bản xử phạt hành chính bar này với các lỗi như hoạt động quá giờ, ánh sáng không đủ, nhân viên làm việc không hợp đồng, âm thanh vượt mức cho phép…


Cơ quan công an cũng cho biết đây được xem là một trong số tụ điểm ăn chơi lớn nhất Q.Tân Bình. Hàng đêm có hàng trăm thanh thiếu niên đến vui chơi và thường xuyên hoạt động quá giờ qui định. Trước đó vào ngày 7/4, gần trăm cảnh sát cũng đã ập vào kiểm tra bar Cảm Tưởng và phát hiện nhiều vi phạm.




Công an chốt chặn các cửa ra vào (ảnh do Cơ quan công an cung cấp).

Theo Khánh Trung
Zing/Infonet


Bình luận về bài viết:


Ông lão đâm chết tình địch 71 tuổi và người tình rồi tự sát

Đã bước qua đến độ tuổi quá đời người, ấy thế mà ông Dương Văn Cập (sinh năm 1953) vẫn bỏ vợ, bỏ con để đi theo tiếng gọi của bồ trẻ. Sau nhiều năm sống chung mặn nồng thì ông bị người yêu trở mặt, phản bội cặp kè với một cụ ông khác.


Quá phẫn uất, ông Cập dùng dao để truy sát người yêu và tình địch khiến một người chết, một người nguy kịch. Còn về phần mình, ông trở về nhà dùng dao tự sát những mong kết thúc bi kịch của cuộc đời.


Từ câu chuyện tình “chú cháu”


Ông Dương Văn Cập (ngụ khóm Tân Quới, phường Mỹ Quý, TP.Long Xuyên) năm nay đã bước sang tuổi 60. Chừng ấy tuổi có lẽ đã đủ độ chín để phân biệt và hiểu rõ cuộc đời mình, ấy thế mà ông vừa mang tội giết người rồi tự sát và đã chết tại Bệnh viện Đa khoa An Giang sau khi được người nhà đưa đi cấp cứu.


Trước đây, ông Cập đã có gia đình, vợ con đuề huề như bao người đàn ông khác. Đến năm ông 53 tuổi, con cái đã lớn và lập gia đình, có lẽ ở tuổi này ông sắp được hưởng phước từ con cháu, an hưởng tuổi già. Thế nhưng không vừa lòng với cuộc sống hiện tại, ông Cập lại léng phéng với người phụ nữ gần nhà mà tuổi người phụ nữ ấy chỉ đáng bậc con cháu. Người phụ nữ đó là Đặng Thị Mỹ Ánh (sinh năm 1982) nhỏ hơn ông đúng 30 tuổi. Nhà của Ánh và nhà của ông Cập chỉ cách nhau đúng một căn nhà, Ánh cũng có một đời chồng nhưng không may người chồng chết sớm, bỏ lại Ánh một mình, cô đơn.


Ánh mở một quán cà phê tại nhà để buôn bán qua ngày, ông Cập nhà ở gần bên thường hay qua ngồi tâm sự, uống cà phê cùng cô chủ quán còn trẻ mà chết chồng. Thế rồi lửa gần rơm lâu ngày cũng cháy, chuyện gì tới cũng phải tới. Ông Cập và cô gái trẻ chết chồng có quan hệ với nhau, hậu quả là Ánh mang thai đứa con của ông Cập.




hangrao410
Hiện trường nơi xảy ra vụ án

“Thiệt là mất mặt quá thể, ai đời ông Cập vợ con đề huề, ở từng tuổi đó rồi lại đi cặp với đứa đáng tuổi con mình. Mà ê chề hơn khi đứa con gái lại chịu “ăn” ở với một ông già đáng tuổi cha mình như thế. Là hàng xóm lâu năm với nhau giờ lại “dan díu” với nhau thì chỉ có cách bỏ xứ mà đi thôi”, một người dân chia sẻ.


Và cuối cùng ông Cập cùng Ánh bỏ đi thiệt, mặc cho vợ của ông Cập là bà Nguyễn Thị Lành (năm nay 59 tuổi) từ nhẹ nhàng khuyên ngăn cho đến làm tình làm tội hai người. Đến khi biết không thể làm người chồng bội bạc hồi tâm chuyển ý, bà Lành ngậm đắng nuốt cay nhìn chồng hạnh phúc với bồ trẻ.


Đôi tình nhân, một già một trẻ ra đi tìm thuê nhà trọ ở phường Mỹ Thới, TP.Long Xuyên để sinh sống. Ông Cập trước kia vốn làm nghề thu mua phế liệu, sau nhiều năm dành dụm tích cóp, ông cũng dư dả được chút đỉnh. Khi bỏ nhà ra đi, ông cũng không quên lấy đi một phần tài sản để lo cho cuộc sống với gia đình mới của mình.


Ngoài ra, thỉnh thoảng hết tiền xài, ông lại trở về nhà vợ cũ để lấy tiền và một phần trông chờ vào tiền viện trợ của người anh trai từ nước ngoài gửi về. Những người sống quanh khu trọ của hai “vợ chồng” ông Cập cho biết, ông Cập rất cưng chiều vợ mình, cô ấy muốn cái gì là được cái đó, chưa bao giờ thấy ông làm phật ý vợ.


Vợ chồng “đũa lệch” sống hạnh phúc được hơn 6 năm qua rồi cũng có chuyện. Ở độ tuổi của ông Cập, rồi cũng sẽ đến ngày không “chiều chuộng” được cô vợ trẻ nữa, và nguồn cung cấp tiền bạc của ông cũng ngày một vơi dần như tình cảm của người vợ trẻ dành cho ông. Vài tháng gần đây, Ánh cũng không muốn mang tiếng ăn bám mãi nên cũng mở một tiệm bán hủ tiếu ở cạnh nhà để kiếm đồng ra đồng vô. Thế nhưng, những đồng tiền vất vả mới kiếm được quá còm cõi, một người phụ nữ vốn “ngồi mát ăn bát vàng” như vậy là chuyện không thể chịu được. Ánh muốn tìm cho mình một chỗ dựa mới, một chỗ dựa tiềm năng hơn.


Trả giá vì thích gặm cỏ non


Bà Nguyễn Thị Lành, vợ trước của ông Cập, cho biết khoảng nữa năm nay, ông Cập về nhà thường hơn và còn ở lại. Vì tình cảm vợ chồng đã hết, bà Lành cũng không muốn tìm hiểu làm gì nữa. Cũng trong thời gian này ông Cập lộ vẻ buồn phiền nhiều hơn và thường xuyên uống rượu than buồn phiền với bạn nhậu. Cũng từ đây, những người bạn của ông Cập mới hiểu hết cuộc sống không hạnh phúc như mọi người vẫn tưởng của ông Cập và Ánh.


Dù chỉ đáng tuổi con cháu của ông Cập, nhưng Ánh thường xuyên lên mặt và chửi bới ông Cập thậm tệ, coi ông chẳng ra gì. Sau khi tuyên bố chấm dứt với ông, Ánh tìm vui với một cụ ông khác là ông Nguyễn Ngọc Bá (71 tuổi) ngụ tại phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt, TP.Cần Thơ. Vợ ông Bá đã qua đời cũng đã tròn một năm, ông sinh được 6 người con thì đứa nào cũng đi làm ăn xa, ngoài ra ông còn có con gái lấy chồng ở Đài Loan.


Cuộc sống về già của ông Bá có vẻ no đủ và ông cũng muốn tìm một niềm vui mới để an hưởng phần đời còn lại. Qua nhiều mối làm quen giới thiệu, ông Bá và Ánh gặp nhau, từ đây mối quan hệ hai người được bắt đầu, cũng là lúc ông Cập không còn giá trị gì nữa.




baLanh.jpg
Bà Lành trò chuyện cùng PV

Sự mâu thuẫn giữa ông Cập và Ánh lên đến đỉnh điểm khi Ánh đuổi ông Cập về nhà và tuyên bố cắt đứt hoàn toàn với ông. Thậm chí, Ánh còn không cho ông Cập nhìn nhận đứa con gái sắp vào lớp 1 của hai người. Người dân sống quanh khu trọ của Ánh và ông Cập cho biết trước khi xảy ra án mạng không bao lâu, ông Cập có đến tìm thăm con thì bị Ánh cùng bạn bè của mình đánh cho ông một trận chết đi sống lại. Rất may trong trận ẩu đả đó công an kịp thời can thiệp nếu không ông Cập còn phải chịu đòn nặng hơn.


Từ trận đòn hôm đó, Ông Cập càng đâm ra hận Ánh, ở độ tuổi của ông, đã từ bỏ gia đình ra đi là tự xác định không có đường quay lại. Hơn nữa, ông Cập đã đặt nhiều tiền bạc và tâm huyết vào Ánh, những mong có một cuộc sống yên ả cho phần đời còn lại. Nhưng trước sự tráo trở của Ánh, ông Cập ôm hận trong lòng, quyết một ngày nào đó sẽ đòi lại công bằng cho mình.


Sự tức giận, âm ỉ suốt một thời gian dài đã khiến cho ông Cập đi đến một quyết định cuối cùng. Khoảng 20g30 ngày 27/6, tại một ngôi nhà ở phường Mỹ Thới, TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang, ông Bá cùng với cô Ánh đang ngồi nói chuyện thì ông Cập xuất hiện bất ngờ và tấn công hai người. Ông Bá, tuổi đã cao sức khỏe không còn được bao nhiêu nên không thể chống cự trước sự hung bạo được nung nấu bấy lâu nay của ông Cập.


Còn Ánh cũng quá bất ngờ trước đòn thủ ác của tình cũ nên không kịp chống cự. Hậu quả đau lòng của cuộc tấn công trên là ông Bá chết ngay vì những vết thương quá nặng bởi con dao dài, sắc bén gây ra, còn Ánh cũng bị thương nặng và được đưa đi cấp cứu. Sau khi “xử” xong người tình và tình địch, ông Cập trở về nhà cũ, trên chiếc giường đặt trước phòng khách, ông hét lên đau đớn rồi tự vung dao kết liễu đời mình. Nhát dao đâm trúng mạng sườn phía bên trái, mất khá nhiều máu, được gia đình đưa vào bệnh viện cấp cứu.


Hiện ông Cập đã chết tại Bệnh viện Đa khoa An Giang vào sáng 1/7 với nhiều vết thương do mình tự gây ra. Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang đã bàn giao thi thể ông Cập cho gia đình mang về an táng. Sức khỏe của cô Ánh rất yếu và đang tiếp tục nằm điều trị tại Bệnh viện Đa khoa An Giang.


Hành động của ông Cập là vi phạm pháp luật nhưng đó là hậu quả của những tháng ngày bị dồn nén đến đường cùng. Đó là hành động mù quáng của người đàn ông bị phản bội. Còn ông Bá, những tưởng quãng đời còn lại sẽ được vui vẻ bên người tình trẻ nhưng cái kết dành cho ông quá bi thảm, mất cả mạng sống. Còn Ánh nếu may mắn còn sống sót, cô cũng phải rút ra bài học đắt giá cho mình từ lối sống bất cần, quan hệ với người đàn ông đã có gia đình sau đó lại trở mặt, đó là một hành động trái với luân thường đạo lí.


Theo Dòng đời


Bình luận về bài viết:


Vào lớp 1 phải có... chủ quyền nhà ở!

Chuyện lạ là phiếu báo tuyển sinh lớp 1 của Trường tiểu học Quang Trung, P.9, TP. Vũng Tàu, Bà Rịa – Vũng Tàu buộc phụ huynh đăng kí nhập học phải photo “sở hữu nhà ở của bố, mẹ”…


Theo phân tuyến tuyển sinh đợt 2 vào lớp 1 của Phòng GD-ĐT TP. Vũng Tàu, Trường tiểu học Quang Trung được phép tuyển thêm 55 học sinh. Bà Lê Thị Thanh Tuyền, Hiệu trưởng trường này, cho biết: “Việc yêu cầu phải có bản photo chủ sở hữu nhà ở là do Phòng GD-ĐT TP. Vũng Tàu chỉ đạo. Phiếu báo tuyển sinh là do phòng đưa xuống cho trường và nhà trường chỉ thực hiện theo mà thôi”.


Theo bà Tuyền, thì trong 55 trường hợp tuyển sinh đợt 2 chỉ có 19 học sinh đủ điều kiện nhập học, 29 trường hợp không có chủ quyền nhà và 7 trường hợp chưa đến đăng kí. “Yêu cầu có chủ quyền nhà ở cũng chỉ là giải pháp của ngành để chọn những học sinh cư trú thực sự tại địa phương. Những trường hợp không đủ điều kiện thì nhà trường sẽ lập danh sách, ghi rõ lí do để đưa về phòng giáo dục”, bà Tuyền cho hay.




Phieubao_lop1_410
Phiếu báo tuyển sinh lớp 1 yêu cầu phụ huynh mang theo sổ đỏ -(Ảnh: N.L)

Theo tìm hiểu của chúng tôi, trường hợp trên không chỉ xảy ra ở Trường tiểu học Quang Trung mà còn xảy ra tại Trường tiểu học Trưng Vương (cũng nằm trên P.9, TP. Vũng Tàu). Giải thích về việc này, ông Võ Văn Lương, Trưởng phòng GD- ĐT TP. Vũng Tàu, cho biết: “Qua kiểm tra, rà soát của phòng trước khi công bố phương án tuyển sinh cho thấy ở P.9 có nhiều trường hợp có tên trong danh sách tuyển sinh, nhưng lại không cư trú thực tại nơi lập danh sách.


Điển hình là ở KP.5 (P.9), theo điều tra phổ cập được thực hiện hằng năm, tại khu phố này chỉ có gần 50 trẻ trong độ tuổi vào lớp 1 trong năm học mới này, nhưng danh sách đăng kí tuyển sinh lớp 1 do phường thực hiện lại có hơn 100 trẻ.


Như vậy, việc “chạy trường” ở địa phương này là có. Chúng tôi đã tìm nhiều giải pháp để ngăn chặn việc này. Tuy nhiên, việc yêu cầu cần có chủ quyền nhà ở để chọn học sinh đúng tuyến chỉ xảy ra tại P.9 và có thể là chưa hợp lí, chúng tôi sẽ kiểm tra lại”, ông Lương nói.


Bình luận về bài viết:


Ba trẻ sơ sinh cùng tử vong sau khi tiêm vắc-xin

Ngày 20/7, ba cháu bé sơ sinh đã tử vong ngay sau khi được tiêm vắc xin phòng viêm gan B tại Bệnh viện Đa khoa H.Hướng Hóa (Quảng Trị).


Trước đó, vào ngày 19/7, 3 sản phụ đã nhập viện Đa khoa H. Hướng Dương và cả 3 ca sinh nở đều diễn ra bình thường.


Tuy nhiên, theo anh Nguyễn Đình Đạo (trú khóm Đông Chính, thị trấn Lao Bảo, H.Hướng Hóa), cha của một cháu bé tử vong cho biết,  con của anh ra đời vào lúc 23 giờ tối 19/7. Cháu bé lúc mới sinh nặng 3,4 kg, khỏe mạnh và bú mẹ rất ngoan.





Người thân bế cháu đã tử vong sau khi tiêm vắc xin (Ảnh Lao động)
Người thân bế cháu đã tử vong sau khi tiêm vắc xin (Ảnh Lao động)

Đến khoảng hơn 7 giờ sáng 20/7, sau khi được các y tá tiêm vắc xin viêm gan B (mũi dành để tiêm cho trẻ sơ sinh sau khi chào đời không quá 24 giờ, nằm trong chương trình Tiêm chủng quốc gia, miễn phí hoàn toàn) thì bỗng nhiên cháu tím tái, khó thở rồi tử vong làm gia đình và các y, bác sĩ không kịp trở tay.



Tương tự, anh Hồ Văn Hang (trú tại xã Thuận), cha của một trong ba cháu bé tử vong cũng nói con của mình khỏe mạnh nhưng tử vong sau mũi tim vắc xin viêm gan B không lâu sau đó.





Người nhà của 3 đứa trẻ tử vong tập trung tại bệnh viện (Ảnh Lao động)
Người nhà của 3 đứa trẻ tử vong tập trung tại bệnh viện (Ảnh Lao động)


Trước đó, đã có 9 trường hợp trẻ em bị tai biến, tử vong sau khi tiêm vắc-xin 5 trong 1 Quinvaxem. Đây là loại vắc-xin được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia từ tháng 6/2010, áp dụng tiêm miễn phí cho trẻ 2-3 và 4 tháng tuổi. Vacxin này do Liên minh Toàn cầu về vacxin và tiêm chủng (GAVI) tài trợ đến hết năm 2015.


Sau khi liên tục có những ca tai biến, tử vong ở trẻ em sau tiêm, nhiều ý kiến cho rằng Bộ Y tế nên ngừng sử dụng ngay loại vắc-xin này để đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ em tiêm chủng. Nhưng phải đến khi cháu bé thứ 5 tử vong, Bộ y tế mới ra quyết định tạm ngừng sử dụng loại vắc-xin này.


Và chỉ hơn 1 tháng sau, sau khi WTO khẳng định vắc-xin Quinvaxem an toàn, ngày 20/6, Bộ Y tế ngay lập tức đề nghị sử dụng loại vắc-xin này.


“Theo WHO ước tính tỷ lệ phản ứng sau tiêm là 20 phần triệu. Ở Việt Nam là 9 trên 14 triệu, như vậy là dưới một phần triệu, thấp hơn so với ước tính” - PGS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng ban Quan lý Dự án Tiêm chủng mở rộng cho biết.

Gái mại dâm có hạng, Việt Nam hạnh phúc

Việt Nam vừa được ghi danh đứng đầu thế giới khi Malaysia công bố danh sách gái mại dâm đang hoạt động ở nước này.


Số liệu về gái mại dâm quốc tế năm 2012 của cảnh sát Malaysia chỉ ra rằng gái mại dâm Việt Nam… đang xếp ở vị trí quán quân cho danh sách này.


Thanh niên dẫn nguồn hãng ABN News của Malaysia cho hay năm 2012, trong số 12.434 gái mại dâm nước ngoài bị bắt ở khắp Malaysia, có đến 3.456 gái mại dâm Việt Nam.


Theo đó, trong năm 2012, cảnh sát Malaysia đã tiến hành tổng cộng 42.788 cuộc bố ráp vào các tụ điểm mại dâm, bắt giữ nhiều gái mại dâm. Tổng cộng có 12.434 gái mại dâm nước ngoài bị bắt, đến từ Việt Nam,Bangladesh, Lào, Uganda, Nigeria, Mongolia, Tajikistan, Sri Lanka, Kenya,Marocco, Kyrgystan, Iran, Singapore, Hong Kong, Nga và Canada.


Con số gái mại dâm Việt Nam bị bắt giữ trong năm 2012 đã tăng 2.196 trường hợp so với năm 2011, ABN News dẫn lời ông Abdul Jalil Hassan, Trợ lý giám đốc Cục phòng chống Tệ nạn, Cờ bạc và Hội kín của cảnh sát Malaysia. Ông Hassan cho biết đa số gái mại dâm Việt hành nghề tại các quán bar, karaoke và tiệm massage.




Gái mại dâm ở Việt Nam đứng đầu danh sách bán dâm quốc tế ở Malaysia
Gái mại dâm ở Việt Nam đứng đầu danh sách bán dâm quốc tế ở Malaysia

Soi lại nhiều báo cáo, Việt Nam cũng luôn xếp ở vị trí cao so với các nước trên thế giới. Năm 2012  Quỹ Kinh tế mới thế giới NEF đã xếp Việt Nam đứng thứ nhì thế giới về chỉ số hạnh phúc. Không phải ngẫu nhiên mà người Việt nhận được danh hiệu này. Có rất nhiều tiêu chí để khẳng định người Việt xứng đáng là người hạnh phúc nhất trái đất.


Trong khi xếp thứ tư trong danh sách các nước tiêu thụ mì ăn liền nhiều nhất thế giới với 5,1 tỉ gói được tiêu thụ trong năm 2012 thì khả năng uống bia và phòng the của người Việt cũng đã được ghi danh ‘bảng vàng’ thế giới.


Theo Tổ chức nghiên cứu thị trường Eurowatch, năm 2012, người Việt Nam đã thỏa cơn khát lên đến 3 tỉ lít bia, quy ra tiền khoảng 3 tỉ USD. Lượng bia 1 người Việt trung bình uống 1 năm là 32 lít. Với khả năng uống bia trên, người Việt tự hào lọt vào top số một của khu vực ASEAN và thứ ba châu Á, chỉ sau Trung Quốc và Nhật. Nếu tính đầy đủ cả bia lậu, bia cỏ, bia rởm thì người Việt sẽ tự hào thống trị thế giới về chuyện uống bia.


Còn theo nghiên cứu sức khỏe gia đình Việt Nam được Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS) công bố năm 2012 cho thấy, chúng ta có kỉ lục về số bạn tình là 200 người ở nam và ở nữ là 5 người. Với những thông kê trên, người Việt luôn đứng đầu bảng xếp hạng về khả năng quan hệ tình dục với nhiều người và chất lượng thì chưa cần bàn tới.


Với tất cả các thông tin trên, Việt Nam đã cán đích trở thành một trong số ít các nước hạnh phúc nhất thế giới.


Theo Trúc Anh
Phunutoday


Bình luận về bài viết:


Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

Nem chua chế biến từ thịt và bì lợn thối

Nem chua là một đặc sản nổi tiếng xứ Thanh để giới thiệu với khách thập phương. Tuy nhiên, quy trình “rùng mình” về công nghệ chế biến nem từ thịt thối, bì lợn bẩn tại một số cơ sở chế biến nhỏ lẻ, không uy tín có nguy cơ phá hỏng thương hiệu ẩm thực độc đáo này.


“Phù phép” nem chua từ thịt thối, bì bẩn


Khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu ẩm thực của con người cũng thay đổi theo. Ngày nay, ngoài tiêu chí ngon miệng, các thực khách còn muốn được thưởng thức những món ăn “ngon” mắt. Chính vì thế mà người sản xuất đồ ăn không chừa bất cứ một phương pháp nào để cải thiện thực phẩm của mình hòng đáp ứng một cách tốt nhất những yêu cầu của khách hàng.


Nhắc đến nem chua, ai cũng biết đây là một món ăn nổi tiếng của người dân xứ Thanh. Đặc biệt, nem chua chính là món khoái khẩu trên bàn nhậu từ nam ra bắc. Tuy nhiên, nếu được “tận mục, sở thị” công nghệ “phù phép” nem chua từ thịt, bì lợn thối ở một số cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, không uy tín thì chắc chẳng thực khách nào dám động đến những gói nem xanh mướt mắt, nếu không muốn nói là rùng mình tránh xa.




Những chiếc nem nhìn ngon mắt thế này có thể được làm từ nguyên liệu không đảm bảo vệ sinh
Những chiếc nem nhìn ngon mắt thế này có thể được làm từ nguyên liệu không đảm bảo vệ sinh

Đi một vòng xung quanh các khu phố ở TP.Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa), trong vai người đi tìm nơi học nghề làm nem chua, chúng tôi ghé vào một cơ sở sản xuất nem chua nằm trên đường Quang Trung.


Ấn tượng ban đầu với chúng tôi là một tấm biển quảng cáo lớn với dòng chữ to “Cơ sở sản xuất nem chua HT – Nhận đặt hàng theo yêu cầu – Đảm bảo uy tín, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm” được treo trước nhà. Sau vài lời xã giao, chị Phương (chủ cơ sở sản xuất) cởi mở mời chúng tôi vào nhà và giới thiệu về cách thức cũng như những thực phẩm cần thiết để làm nem chua.


Không thấy bóng dáng một nhân công nào, chúng tôi hỏi thì chị Phương cho biết: “Ở đây là nhà ở chật hẹp nên chỉ bày bán nem thôi, chứ xưởng sản xuất thì ở nơi khác rộng rãi hơn”.


Khi câu chuyện đã trở nên thân mật, chị Phương dẫn chúng tôi xuống xưởng sản xuất nằm cách đó chừng 300m. Đó là một căn phòng cấp 4 cũ kĩ, rộng chừng 45m2. Vừa bước chân vào đến cửa phòng, một mùi hôi nồng nặc của thịt, bì lợn, rác rưởi, mùi hóa chất quện vào sự ngột ngạt của buổi trưa hè oi bức khiến chúng tôi sa sẩm mặt mày.




Bì lợn, một trong những nguyên liệu chế biến nem chua được “bảo quản cẩn thận”. Ảnh: PV
Bì lợn, một trong những nguyên liệu chế biến nem chua được “bảo quản cẩn thận”. Ảnh: PV

Trấn tĩnh lại, chúng tôi thấy có hàng chục công nhân đang hì hục làm nem trong phòng. Họ không đeo găng mà dùng tay trần nhào trộn thịt. Nhiều đống bì lợn đã bốc mùi hôi thối vứt bừa bãi dưới nền gạch bẩn, ẩm ướt. Có một công nhân đang dùng chân cố gắng làm sạch những miếng bì lợn trong chậu nước đen kịt như mực. Bên cạnh đó là những xô, chậu ngổn ngang, lấm lem, bẩn thỉu đựng đầy thịt, bì lợn đã có mùi và những chiếc can nhựa đựng đầy chất lỏng không ghi nhãn hiệu hay nguồn gốc xuất xứ mà sau này chúng tôi được biết là hóa chất để khử mùi hôi và tẩy trắng da lợn.


Nằm hơi khuất phía bên trong của căn phòng là nơi chế biến bì lợn. Bì lợn được sơ chế qua các công đoạn hết sức nhanh chóng. Đầu tiên, công nhân tập trung bóc hết lớp mỡ rồi cho bì lợn vào nồi lớn luộc. Sau khi chín, bì được thả vào các thùng chứa chất tẩy trắng, ngâm trong một thời gian nhất định rồi vớt ra.


Chưa đầy 20 phút, bì lợn đã sạch tinh tươm như mới mà không cần phải tốn nhiều công sức. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, bì lợn được thu gom từ các lò giết mổ ở khắp nơi. Thậm chí, có khi bì lợn để tồn vài ngày, đã ngả màu thâm xì, bốc mùi nhưng vẫn được các chủ cơ sở mua về.


Chị Phương cho biết: “Vì không phải khi nào cần cũng có ngay nên nhiều khi phải đợi gom hàng ở nhiều nơi lại rồi mới nhập về, do đó việc bì lợn có mùi hôi là không thể tránh khỏi”. Tuy nhiên, theo chị Phương, việc khử mùi hôi khó chịu của bì lợn rất đơn giản. Các sơ sở sản xuất thường dùng nước oxy già để ngâm bì lợn vì nó đơn giản mà lại tẩy được các mùi hôi.


Tranh thủ lúc bà chủ cơ sở bận ra ngoài nghe điện thoại, tôi trò chuyện với những người làm công ở đây và được một người đàn ông cho biết: “Việc này bọn em là những làm trực tiếp nên biết rõ. Khi nào có khách lạ thì bà chủ cho khử mùi hôi bì lợn bằng nước oxy già. Còn bình thường thì dùng chất tẩy trắng. Chỉ với 1 muỗng cà phê thuốc tẩy pha với một thùng phuy nước là có thể tẩy trắng hàng tạ bì lợn”.


Qua lời giải thích của những người làm công, chúng tôi biết được hóa chất dùng để làm trắng bì lợn được xuất xứ từ Trung Quốc và có thể mua ở các chợ với 2 dạng nước hoặc bột. Tại một chiếc máy xay thịt đặt ở gần nồi luộc bì, một người đang cho thịt và mỡ sực mùi hóa chất trong các thùng xốp vào máy xay.


Theo quan sát của chúng tôi, thịt được ngâm lâu ngày đã chuyển sang màu tái và có mùi chua chua bốc lên. Mùi chua này nhanh chóng bị xử lí bởi các gia vị được trộn lẫn vào để chuẩn bị cho ra lò những gói nem chua “đặc sản”.


Ép nem chín bằng hóa chất


Thịt và bì lợn sau khi xay được cho vào một cái thùng lớn rồi trộn đều với gia vị được đựng sẵn trong các can, thùng. Sau đó, hàng chục công nhân xúm lại gói thịt và bì thành những miếng nem nhỏ bằng ngón tay cái, chất thành đống trên nền đất đầy rác rưởi.


Đang hồ hởi trò chuyện với chúng tôi, bỗng điện thoại di động của chị Phương reo vang. Bà chủ cơ sở cười phớ lớ với người gọi đến: “Khoảng chừng 10 phút nữa anh qua lấy hàng nhé! Hàng mới ra lò đấy!”.


Đúng khoảng 10 phút sau, một người đàn ông đem theo gần chục cái bao lớn đến lấy hàng. Thấy vậy, tôi hỏi: “Họ mang nem đi ủ hả chị?”. Thật bất ngờ khi chị Phương trả lời: “Đây là khách quen của chị, họ lấy hàng đi giao cho các nhà hàng, quán xá”.


Tôi ngạc nhiên hỏi thêm: “Thế nem này không phải ủ cho lên men à?”. Bà chủ này cho biết: “Không cần phải ủ em ạ. Trong quá trình gói, thịt đã được ủ chín bởi men chua nên sau khi làm xong là có thể đưa ngay ra thị trường luôn”.


Để tìm hiểu thêm, chúng tôi tiến lại khu vực đang gói nem thì được một công nhân “chỉ giáo”: “Bì và thịt heo trước khi đem ra chế biến đã được ngâm ủ mấy ngày trước nên chua sẵn rồi. Sau khi làm xong chỉ việc đưa thẳng ra thị trường mà không cần phải ủ. Trong các gia vị trộn vào thịt có chất làm chua. Công nhân chúng em chỉ biết gọi là “men chua” chứ không biết tên chất đó là gì. Loại men này có màu trắng, chỉ cần trộn một ít với thịt nguyên liệu thì nem chua rất nhanh”.


Người công nhân này cũng thật thà cho biết thêm: “Loại men này có tác dụng làm chua thịt và “ép” chín thịt, nhưng nếu để lâu thì sẽ làm cho thịt bị hỏng, tạo ra mùi hôi khó chịu và gây nguy hiểm cho người tiêu dùng“.


Được biết mỗi sản phẩm nem chua làm ra có hạn sử dụng trong khoảng 7 đến 10 ngày. Nem gói xong tùy vào thời tiết, nếu mùa hè thì chỉ ủ 1 – 2 ngày, mùa đông phải ủ 3 – 4 ngày mới thể bán ra thị trường. Tuy nhiên, khi nem được trộn men chua thì có thể sử dụng được luôn và chỉ để được đến ngày thứ ba. Nếu bảo quản trong tủ lạnh thì có thể để thêm được 1 – 2 ngày nữa.


Mỗi ngày, có hàng nghìn gói nem sử dụng loại men chua này được đưa ra thị trường một cách “siêu tốc” mà người tiêu dùng vẫn không hề hay biết. Khi ăn vào, thực khách cũng khó có thể phân biệt được nem nào được ủ chín qua thời gian, nem nào được dùng hóa chất bởi mùi hương và vị chua của chúng y hệt nhau.


Với cách chế biến như chúng tôi đã tận mắt chứng kiến ở trên thì nem chua không còn là một đặc sản ẩm thực của xứ Thanh mà đã trở thành một nguồn gây bệnh cho tất cả những người yêu thích món ăn khoái khẩu này.


Đã đến lúc các cơ quan quản lý thị trường và Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thanh Hóa cần sớm vào cuộc để giữ gìn thương hiệu đặc sản nem chua xứ Thanh và bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng.


 


Bình luận về bài viết:


HÀ NỘI: Muốn đón taxi sẽ phải ra... bến

Tại khu trung tâm sẽ xây dựng trạm đón trả khách taxi sao cho hành khách chỉ phải đi bộ tối đa 500m hoặc khoảng 10 phút để ra trạm đón taxi… là đề xuất của Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội.




Ảnh minh họa
Sẽ xây dựng trạm đón trả khách taxi sao cho hành khách chỉ phải đi bộ tối đa 500m hoặc khoảng 10 phút để ra trạm đón taxi – ảnh minh họa

Theo Cổng thông tin Hà Nội, Sở GTVT vừa đề xuất với Thành phố phương án về tiêu chí lựa chọn điểm đỗ taxi: Không bố trí điểm đỗ taxi tại trục giao thông chính, tuyến hướng tâm, đường vành đai, tuyến đường có lưu lượng phương tiện giao thông lớn, tuyến tổ chức phân làn, nút giao ngã ba, ngã tư đường, các tuyến phố đưa đón đoàn ngoại giao, các khu vực bảo vệ và các tuyến phố đi bộ.


Sẽ bố trí các điểm đỗ xe taxi tại các tuyến phố ngang, các tuyến phố có lưu lượng tham gia giao thông thấp. Các tuyến phố cụ thể trong khu vực trung tâm Thành phố có nhu cầu đỗ xe lớn sẽ xem xét cho phép khai thác điểm đỗ theo đoạn, từng bên cho phù hợp tình hình tổ chức giao thông nhằm bảo đảm an toàn giao thông chống ùn tắc giao thông và mỹ quan đô thị; Ưu tiên các điểm đỗ xe, bến xe, bãi đỗ xe tại các Trung tâm thương mại, bệnh viện lớn, trường học, nhà ga… có người điều hành và các điểm đỗ xe taxi tại các khu đất chưa sử dụng tại khu vực công cộng mà không ảnh hưởng đến tổ chức giao thông. Tuyến phố ngắn hoặc ngõ cụt được xem xét cho phép khai thác điểm đỗ xe tạm thời (thời hạn không quá 06 tháng).


Sở GTVT cũng đề xuất 2 loại điểm đỗ: Điểm đỗ xe taxi thông thường và điểm đỗ xe taxi có điều hành. Điểm đỗ xe taxi thông thường là bãi đỗ, điểm đỗ, điểm dừng đón trả khách được bố trí giải quyết nhu cầu đỗ xe và đảm bảo trật tự an toàn giao thông (không có người điều hành), còn điểm đỗ xe taxi có điều hành là bãi đỗ, điểm đỗ, điểm dừng đón trả khách được bố trí giải quyết nhu cầu đỗ xe tại các trung tâm thương mại, khách sạn lớn, bệnh viện lớn…


Theo đề xuất của Sở GTVT, trước mắt, sẽ tiếp tục duy trì và phát triển thêm các điểm đỗ xe taxi có sức chứa nhỏ bằng các khu đất xen kẽ riêng lẻ hay kết hợp đỗ xe cá nhân; xã hội hóa dịch vụ đỗ xe có ưu tiên đỗ taxi (về giá) để đáp ứng hiệu quả nhu cầu đỗ xe taxi (doanh nghiệp không phải thuê bãi cố định mà thuê nhiều chỗ phân tán).


Về lâu dài, để giải quyết nhu cầu đỗ xe taxi, cần có kế hoạch đầu tư các bãi đỗ xe phục vụ nhu cầu đỗ xe ô tô nói chung trong đó có taxi. Dự kiến đề xuất 66 điểm đỗ taxi, tổng diện tích khoảng 10.350 m2 tại 10 quận, huyện đáp ứng khoảng 700 xe taxi.


Để hạn chế tình trạng dừng đỗ tự do gây ùn tắc giao thông tại các khu vực trung tâm Thành phố cần ưu tiên bố trí các điểm dừng đón, trả khách cố định cố điều hành tại các khách sạn, trung tâm thương mại lớn, các bệnh viện lớn, các khu vui chơi giải trí…


Tại khu trung tâm, sẽ xây dựng trạm đón trả khách taxi sao cho hành khách chỉ phải đi bộ tối đa 500m hoặc khoảng 10 phút để ra trạm đón taxi. Dự kiến đề xuất 26 điểm đỗ taxi tại các khách sạn và 164 điểm đỗ taxi tại trung tâm thương mại, tòa nhà văn phòng, chung cư cao cấp với tổng diện tích khoảng 40.000 m2 tại 6 quận tập trung đáp ứng khoảng 2.500 xe taxi; Tại các bến xe, nhà ga, điểm trung chuyển lớn (Cầu Giấy, Long Biên) bố trí các điểm đón hành khách đi taxi tại các vị trí theo quy định nhằm nâng cao khả năng tiếp cận VTKCC, nâng cao chất lượng phục vụ và văn minh đô thị.


Ngoài ra, Sở GTVT cũng kiến nghị Thành phố cho thí điểm xây dựng một số điểm dừng đón trả khách đi taxi có điều hành: giai đoạn 2013 – 2015 tập trung đầu tư các điểm dừng đón trả khách taxi tại khu vực trung tâm Thành phố; thí điểm xây dựng một số điểm dừng đón trả khách taxi có nhân viên điều hành tại các vị trí trung tâm thương mại lớn, bệnh viện lớn, các ga đầu mối…


Theo VnMedia


Bình luận về bài viết: