Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

Ba trẻ sơ sinh cùng tử vong sau khi tiêm vắc-xin

Ngày 20/7, ba cháu bé sơ sinh đã tử vong ngay sau khi được tiêm vắc xin phòng viêm gan B tại Bệnh viện Đa khoa H.Hướng Hóa (Quảng Trị).


Trước đó, vào ngày 19/7, 3 sản phụ đã nhập viện Đa khoa H. Hướng Dương và cả 3 ca sinh nở đều diễn ra bình thường.


Tuy nhiên, theo anh Nguyễn Đình Đạo (trú khóm Đông Chính, thị trấn Lao Bảo, H.Hướng Hóa), cha của một cháu bé tử vong cho biết,  con của anh ra đời vào lúc 23 giờ tối 19/7. Cháu bé lúc mới sinh nặng 3,4 kg, khỏe mạnh và bú mẹ rất ngoan.





Người thân bế cháu đã tử vong sau khi tiêm vắc xin (Ảnh Lao động)
Người thân bế cháu đã tử vong sau khi tiêm vắc xin (Ảnh Lao động)

Đến khoảng hơn 7 giờ sáng 20/7, sau khi được các y tá tiêm vắc xin viêm gan B (mũi dành để tiêm cho trẻ sơ sinh sau khi chào đời không quá 24 giờ, nằm trong chương trình Tiêm chủng quốc gia, miễn phí hoàn toàn) thì bỗng nhiên cháu tím tái, khó thở rồi tử vong làm gia đình và các y, bác sĩ không kịp trở tay.



Tương tự, anh Hồ Văn Hang (trú tại xã Thuận), cha của một trong ba cháu bé tử vong cũng nói con của mình khỏe mạnh nhưng tử vong sau mũi tim vắc xin viêm gan B không lâu sau đó.





Người nhà của 3 đứa trẻ tử vong tập trung tại bệnh viện (Ảnh Lao động)
Người nhà của 3 đứa trẻ tử vong tập trung tại bệnh viện (Ảnh Lao động)


Trước đó, đã có 9 trường hợp trẻ em bị tai biến, tử vong sau khi tiêm vắc-xin 5 trong 1 Quinvaxem. Đây là loại vắc-xin được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia từ tháng 6/2010, áp dụng tiêm miễn phí cho trẻ 2-3 và 4 tháng tuổi. Vacxin này do Liên minh Toàn cầu về vacxin và tiêm chủng (GAVI) tài trợ đến hết năm 2015.


Sau khi liên tục có những ca tai biến, tử vong ở trẻ em sau tiêm, nhiều ý kiến cho rằng Bộ Y tế nên ngừng sử dụng ngay loại vắc-xin này để đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ em tiêm chủng. Nhưng phải đến khi cháu bé thứ 5 tử vong, Bộ y tế mới ra quyết định tạm ngừng sử dụng loại vắc-xin này.


Và chỉ hơn 1 tháng sau, sau khi WTO khẳng định vắc-xin Quinvaxem an toàn, ngày 20/6, Bộ Y tế ngay lập tức đề nghị sử dụng loại vắc-xin này.


“Theo WHO ước tính tỷ lệ phản ứng sau tiêm là 20 phần triệu. Ở Việt Nam là 9 trên 14 triệu, như vậy là dưới một phần triệu, thấp hơn so với ước tính” - PGS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng ban Quan lý Dự án Tiêm chủng mở rộng cho biết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét